Cảnh giác với thủ đoạn lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng

LCĐT - Mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng về loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thủ đoạn “đáo hạn ngân hàng” nhưng vẫn có nhiều người rơi vào vòng xoáy hám lãi suất cao mà “tán gia, bại sản”.

Đối tượng Phạm Thị  Khuyên, sinh năm 1970, cư trú tại xã Na Hối, huyện Bắc Hà, trở thành “nữ quái” trong lĩnh vực này khi lừa đảo chính người nhà của mình. Điều đáng nói là nạn nhân cũng làm trong lĩnh vực ngân hàng, nơi tưởng chừng có đủ điều kiện để cảnh giác với “thủ thuật đáo hạn ngân hàng”.

Dẫn giải đối tượng Phạm Thị Khuyên.
Dẫn giải đối tượng Phạm Thị Khuyên.

Từ năm 2016 đến đầu năm 2017, Phạm Thị Khuyên buôn bán thua lỗ và chơi số lô, đề bị mất nhiều tiền, vì vậy đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác để trả nợ. Con mồi mà Khuyên nhắm tới là người họ hàng tên Vũ Tuyết Vân, đang làm ngân hàng tại Hà Nội. Với thủ đoạn gom tiền chung để hưởng lãi từ việc đáo hạn cho khách hàng vay vốn, Khuyên liên tục “bẫy” chị họ rơi vào vòng cuốn ham lãi suất với tổng số tiền lên tới hơn 21 tỷ đồng.

Khoảng tháng 4/2017, Phạm Thị Khuyên điện thoại cho Vũ Tuyết Vân và bịa ra chuyện đang cùng với Trần Thị Chung Thủy, là Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà làm đáo hạn cho khách hàng và đề nghị chị Vân chung vốn cùng làm. Vân không đồng ý nhưng vẫn tự dò hỏi và được biết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà có Phó Giám đốc tên là Thủy nên đã tin Khuyên.

Cuối tháng 4/2017, có món đáo hạn cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà, Khuyên tiếp tục gọi cho Vân nói có tiền thì đầu tư vào 200 triệu đồng, có bao nhiêu lãi Khuyên sẽ chuyển hết cho Vân. Tuy nhiên Vân vẫn không đồng ý. Lúc này, để tạo lòng tin, Trần Thị Chung Thủy đã trực tiếp gọi điện cho Vân và khẳng định “em đã làm thì rất yên tâm, chắc chắn...”. Do tin tưởng vị trí công tác của Thủy, Vân đã đến ngân hàng chuyển vào tài khoản của Trần Thị Chung Thủy 200 triệu đồng, bắt đầu mối quan hệ làm ăn…

Chỉ 2 ngày sau khi Vân chuyển tiền làm ăn chung với Thủy, Phạm Thị Khuyên tiếp tục điện thoại cho Vũ Tuyết Vân nói dối là Khuyên cũng làm đáo hạn ngân hàng cùng Thủy và đang cần 50 triệu đồng để làm đáo hạn cho một khách hàng ở Bắc Hà. Vân nói với Khuyên là sẽ đi vay tiền của người khác để chuyển cho Khuyên nhưng phải tính lãi và trong từ 5 đến 10 ngày phải trả cả gốc và lãi. Vì cần tiền đánh lô, đề nhằm gỡ lại số tiền đã thua lỗ trước đó, Khuyên đồng ý.

Ngày 28/4/2017, Vân chuyển vào tài khoản của Khuyên 50 triệu đồng. Cùng ngày, Khuyên đã rút toàn bộ số tiền trên để đánh lô, đề. Không biết có trúng hay không nhưng sau 10 ngày, Khuyên đã chuyển vào tài khoản của Vân 10 triệu đồng và nói với Vân đây là lợi nhuận từ việc làm đáo hạn ngân hàng, còn 50 triệu đồng tiền gốc của Vân thì Khuyên vẫn giữ và thanh toán cho Vân sau. Khuyên tiếp tục nói dối Vân là “công việc làm đáo hạn ngân hàng đang rất tốt, chị có tiền cho em vay, em sẽ trích lãi tương tự như đã thỏa thuận với chị”.

Vũ Tuyết Vân ở Hà Nội cứ tưởng Khuyên ở Bắc Hà làm đáo hạn ngân hàng là thật nên đã tin tưởng, nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Phạm Thị Khuyên. Tính đến ngày 8/8/2017, Vân đã chuyển vào tài khoản của Khuyên hơn 2,1 tỷ đồng. Khuyên chuyển trả Vân 785 triệu đồng tiền lãi và 230 triệu đồng tiền gốc. Số tiền gốc Khuyên nợ Vân vẫn còn hơn 1,9 tỷ đồng. Đáng buồn là Khuyên đã sử dụng số tiền trên vào việc chơi lô, đề và đã thua hết. Lúc này, Vân phát hiện Thủy không làm Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà nữa mà chuyển về công tác tại thành phố Lào Cai nên Vân yêu cầu Khuyên chuyển tiền trả cho Vân, nhưng Khuyên khất lần không trả.

Để tiếp tục đánh lô, đề gỡ lại số tiền đã mất, Khuyên bịa ra một người tên Hiên và nói dối Vân là đang làm ăn cùng với Hiên, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà mới lên thay Thủy. Hiên đang làm các công trình, dự án lớn, đường giao thông ở Bắc Hà. Khuyên nói dối Vân là Hiên có người nhà làm ở các bộ, ngành lớn, quan hệ với nhiều quan chức cao cấp nên rất dễ “làm ăn”. “Cao thủ” hơn, Khuyên còn giả giọng Hiên gọi điện thoại trực tiếp cho Vân với nội dung: “Em là Hiên, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà mới lên thay Thủy, chị cứ yên tâm, em sẽ thu xếp trả tiền cho chị và em cũng đang cầm tiền của cái Khuyên”.

Để tiếp tục lừa con mồi, sáng 9/8/2017, Khuyên dùng sim rác giả giọng nói của Hiên gọi cho Vân và nói đang có món đáo hạn ngân hàng cho doanh nghiệp, số tiền còn thiếu 300 triệu đồng, nếu chuyển thì đến chiều “Hiên” sẽ chuyển trả cho Vân 5 tỷ đồng để xử lý nợ với Khuyên. Vân không nhận ra giọng của Khuyên nên đã tin đó là Hiên và đồng ý chuyển tiền. Tuy nhiên, chiều cùng ngày không thấy chuyển tiền lại nên Vân điện thoại đòi tiền thì Khuyên giả giọng là Hiên nói tiền đang đầu tư vào dự án đường nông thôn ở Bắc Hà nên chưa thu về được.

Ngày 15/8/2017, Khuyên chuyển vào tài khoản của Vân 50 triệu đồng, nói dối đây là tiền lãi do làm đáo hạn ngân hàng, Khuyên vẫn giữ lại tiền gốc và đề nghị Vân tiếp tục chuyển tiền cho Khuyên để làm đáo hạn ngân hàng và làm dự án đường giao thông nông thôn. Vân tiếp tục chuyển tiền kể từ ngày 9/8/2017 đến ngày 16/1/2019 vào tài khoản của Khuyên với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng thì không thể huy động thêm tiền để chuyển cho Khuyên được nữa mà vẫn không biết Khuyên giả giọng nói là Hiên.

Khuyên lúc này không xoay được tiền trả lãi cho Vân nên mỗi lần Khuyên chỉ chuyển cho Vân từ 500 nghìn đồng đến 8 triệu đồng. Sau ngày 19/3/2020, Vân liên tục đòi tiền nhưng không thấy Khuyên chuyển tiền vào tài khoản, điện thoại không nghe máy nên Vũ Tuyết Vân đã làm đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của Phạm Thị Khuyên tới cơ quan công an.

Ngày 2/12/2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Lào Cai ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thị Khuyên về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Đây là vụ án lừa đảo tín dụng với số tiền lớn, gây chấn động địa bàn huyện vùng cao Bắc Hà. Mặc dù cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của đối tượng nhưng người thiệt thòi hơn cả vẫn là nạn nhân, bởi không biết đến bao giờ đối tượng mới khắc phục được hậu quả, trả lại số tiền đã lừa đảo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Văn hóa giao thông là một khái niệm đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người tự giác chấp hành tốt các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. 

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Hiện tượng giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo cho vay tiền online ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Các đối tượng lừa đảo thường tự xưng là nhân viên ngân hàng đăng các bài viết quảng cáo cho vay tiền online với lãi suất thấp, không cần thế chấp, không thẩm định, cam kết giải ngân nhanh.

fbytzltw