Cảnh báo rủi ro từ thuế quan mới của Mỹ với kinh tế toàn cầu

Ngày 3/4, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo các mức thuế quan mới của Mỹ là

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C. (Ảnh tư liệu)
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C. (Ảnh tư liệu)

Phát biểu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các biện pháp thuế quan mới, bà Georgieva nhấn mạnh đây là bước đi có thể làm trầm trọng thêm cuộc chiến thương mại, làm gia tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu và thúc đẩy lạm phát.

Tháng 1 vừa qua, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 chỉ đạt 3,3%, thấp hơn mức trung bình 3,7% của hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Báo cáo cập nhật của IMF sẽ được công bố vào cuối tháng này, trước thềm các cuộc họp mùa Xuân tại Washington, nơi các chính sách thương mại của Mỹ dự kiến sẽ là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng bày tỏ quan ngại những tác động tiêu cực của thuế quan đối với nền kinh tế. Bà Lisa Cook, thành viên Hội đồng Thống đốc Fed, nhận định tăng trưởng sẽ chậm lại ở mức vừa phải trong năm nay, trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao do ảnh hưởng của thuế quan và các thay đổi chính sách khác. Bà Cook nhấn mạnh mặc dù ảnh hưởng của thuế quan có thể ở mức tối thiểu trong một số trường hợp, song vẫn tồn tại những kịch bản đáng lo ngại khi lạm phát tiếp tục tăng cao, trong khi tăng trưởng suy yếu. Điều này có thể khiến Fed gặp khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát mà không làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh.

Ngoài ra, việc đánh thuế lên các nguyên liệu sản xuất như nhôm và thép có thể đẩy chi phí đầu vào lên cao, gây ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất ô tô. Giá xe mới có thể tăng đáng kể, kéo theo gia tăng chi phí trong các lĩnh vực liên quan như bảo hiểm, cho thuê và sửa chữa xe. Trong bối cảnh này, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất và tạm dừng các đợt cắt giảm tiếp theo để có thêm thời gian đánh giá tác động của thuế quan đối với nền kinh tế.

Trong một diễn biến khác, ngân hàng JPMorgan cho biết mức thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump đã khiến tổng thuế suất tích lũy của Mỹ tăng lên khoảng 22%, đánh dấu đợt tăng thuế lớn nhất của nước này kể từ năm 1968. Trước những diễn biến này, JPMorgan đã nâng ước tính nguy cơ suy thoái toàn cầu từ 40% lên 60%, do lo ngại các biện pháp trả đũa từ các đối tác thương mại, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tâm lý bất ổn trên thị trường. Ngân hàng này cũng nhận định trong dài hạn, chính sách bảo hộ thương mại kết hợp với sự suy giảm dòng người nhập cư có thể khiến chi phí sản xuất tăng cao và kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Mặc dù vậy, JPMorgan vẫn cho rằng nền kinh tế Mỹ và toàn cầu hiện vẫn đủ mạnh để chịu đựng cú sốc ở mức vừa phải. Tuy nhiên, các diễn biến trong thời gian tới sẽ đóng vai trò quyết định trong việc xác định mức độ ảnh hưởng thực sự của thuế quan đối với nền kinh tế thế giới.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

fb yt zl tw