Cảnh báo lừa đảo người dân mua máy 2G 'đội lốt' 4G

Lợi dụng sắp tới thời điểm chính thức cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng

dienthoaicucgach-7077.jpg

Ngày 16/9 tới đây, các nhà nhà mạng viễn thông của Việt Nam sẽ chính thức cắt sóng 2G. Những người đang sử dụng điện thoại “cục gạch” 2G phải đổi sang thiết bị cao hơn để tiếp tục sử dụng. Lợi dụng sắp tới thời điểm chính thức cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng "đội lốt" 4G với giá 400.000 - 500.0000 đồng/máy. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã có cảnh báo về trường hợp lừa đảo này.

Hiện nay, những người đang sử dụng thiết bị 2G, đa số là người cao tuổi đều có nhu cầu chuyển sang dòng điện thoại 4G có phím bấm. Hai loại điện thoại này hao hao giống nhau về thiết kế, phím bấm, thời lượng pin, cách sử dụng nên dễ bị nhầm lẫn. Do hạn chế về tuổi cao, trình độ công nghệ, nhiều người già đã bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến để bán điện thoại giả, hàng nhái, hàng hỏng, hàng lỗi công nghệ, không sử dụng được. Bà Trần Thị Phượng (68 tuổi, cư trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: bà dùng điện thoại phím bấm hơn 10 năm nay. Khi được thông báo phải đổi điện thoại, bà rất băn khoăn. Sau nhiều đắn đo, bà đã đi ra cửa hàng điện thoại Thế giới di động để được nhân viên giới thiệu và mua được máy điện thoại mới với vài trăm nghìn đồng.

Nắm được tâm lý lo lắng không biết nên mua điện thoại mới ở đâu, thay sim thế nào của hầu hết khách hàng lớn tuổi, các đối tượng xấu đã sử dụng mạng xã hội hoặc thông qua bán trực tiếp để tiếp cận, lừa đảo bán điện thoại giả 4G cho người dùng. Không chỉ rao bán điện thoại di động 4G giá rẻ, một số đối tượng còn rao bán những loại điện thoại thông minh (smartphone) 3G đã qua sửa chữa với lời quảng cáo “3G hay 4G đều xài thoải mái” giá chưa đến 1 triệu đồng.

Sau khi lừa bán được điện thoại và nhận tiền, các đối tượng sẽ xóa tài khoản bán hàng hoặc chặn tài khoản của người mua trên mạng xã hội. Không ít người dùng ham rẻ, thiếu thông tin đã đặt mua điện thoại của các đối tượng lừa đảo. Khi nhận máy, lắp SIM, người dùng mới phát hiện ra mình đã mua phải điện thoại 2G hoặc các dùng điện thoại smartphone 3G đang nằm trong diện không sử dụng được khi sắp tới nhà mạng sẽ chuyển lên sóng 4G.

Do người tiêu dùng sẽ rất khó để phân biệt được đâu là điện thoại "feature phone 4G", Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông khuyến cáo người dân nên lựa chọn các địa chỉ mua hàng uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội. Người tiêu dùng nên chọn mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín như: FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store... để yên tâm 100% hàng hóa chính hãng, đúng yêu cầu. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Lật tẩy ổ, nhóm cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới

Lật tẩy ổ, nhóm cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới

Những nạn nhân là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… được các đối tượng trong ổ, nhóm tội phạm xuyên biên giới do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đã câu nhử, dẫn dụ với thủ đoạn tinh vi khiến các nạn nhân rơi vào kịch bản được dàn dựng sẵn.

Triệt phá ổ nhóm chuyên tống tiền cán bộ lãnh đạo, doanh nhân bằng hình ảnh nhạy cảm

Triệt phá ổ nhóm chuyên tống tiền cán bộ lãnh đạo, doanh nhân bằng hình ảnh nhạy cảm

“Con mồi” mà nhóm tội phạm này nhắm đến là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… Từ những hình ảnh nhạy cảm thu thập được, chúng dùng để khống chế, đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản, có những nạn nhân bị cưỡng đoạt nhiều tỉ đồng và buộc phải đáp ứng mọi yêu cầu của chúng trong thời gian dài.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Chiều 1/7, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 6/2025, Tổ công tác thường trực của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp Công an các tỉnh nước bạn Lào phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; bắt giữ 17 đối tượng.

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

fb yt zl tw