Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

TT1.jpg
LyVanPhin.jpg

Vượt qua nhiều khó khăn, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Tả Thàng đã tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của trung ương, của tỉnh để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với công tác giảm nghèo. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của Tả Thàng còn 51,09% (giảm 22,22% so với năm 2021).

Mặc dù đã đạt một số kết quả đáng khích lệ nhưng Tả Thàng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Nguyên nhân do địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, thời tiết khắc nghiệt, giao thông chưa đồng bộ, trình độ dân trí hạn chế nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Quế hoa” trăm tuổi_20240325_105205_0000.png

Trong thời gian tới, Tả Thàng đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn; ưu tiên đào tạo, tuyển dụng con em về công tác tại địa phương, tạo cán bộ nguồn tại chỗ; tiếp tục hỗ trợ, kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư, chung tay giúp đỡ xã bằng các hình thức khác nhau (đầu tư sản xuất nông nghiệp có sử dụng lao động là người dân của xã; tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; xã hội hóa đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội…), đồng thời huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông, xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

LC2.jpg
ef80c65a7f0ed050891f.jpg

Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch số 239 ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, diện mạo xã Lùng Cải đã có nhiều khởi sắc, nhất là công tác giảm nghèo. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 91% và thu nhập bình quân đầu người đạt 27,2 triệu đồng, đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 52,37%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng.

Có được kết quả đó là do xã được quan tâm, ưu tiên nguồn lực đầu tư, xây dựng nhiều công trình hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông nông thôn. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, ngành và huyện Bắc Hà phụ trách xã đã trực tiếp chỉ đạo, đề xuất nhiều giải pháp, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện.

Trong 3 năm, xã đã khởi công xây dựng 13 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 38 km. Nhiều tuyến đường hoàn thành, đưa vào khai thác đã thúc đẩy sản xuất, trao đổi hàng hóa, mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân.

Vụ đông năm 2023_20240325_103252_0000.jpg

Thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mong các cấp, các ngành tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng, đặc biệt là giao thông mang tính kết nối, như tuyến đường thôn Sín Chải - Lùng Chín - Si Ma Cai, tuyến đường thôn Sẻ Chải (Lùng Cải) đi thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma (Hà Giang), tạo cơ hội giao thương thuận lợi với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, việc xây dựng các tuyến đường kết nối tạo điều kiện cho xã phát triển du lịch, khai thác tiềm năng du lịch lòng hồ thủy điện Pa Ke trên sông Chảy.

LKN1.jpg
DangCong Huan.jpg

Theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030, Lùng Khấu Nhin là 1 trong 10 xã được tỉnh và địa phương quan tâm hỗ trợ, ưu tiên các nguồn lực đầu tư.

Xác định nâng cao thu nhập là nhiệm vụ trọng tâm, xã đã tập trung hướng dẫn người dân mở rộng diện tích trồng chè. Hiện vùng chè của xã có 412 ha, trong đó hơn 200 ha cho thu hoạch, sản lượng 1.614 tấn/năm, với 484/684 hộ trồng chè, chiếm 70,76% tổng số hộ của xã. Nhờ trồng chè nên thu nhập của người dân ổn định và bền vững.

Cùng với đó, địa phương mở rộng diện tích cấy lúa Séng cù, hiện xã có 54 ha, sản lượng 280 tấn/năm. Ngoài ra, bằng nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, người dân trong xã đã được hỗ trợ giống, phân bón để trồng các loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, như lê, mận, đào, chuối, quýt, hồng giòn.

Vụ đông năm 2023_20240325_103404_0000.jpg

Với quan điểm, mỗi hộ nghèo có ít nhất một người tham gia thị trường lao động, thời gian qua, toàn xã có 272 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản, với mức thu nhập cao, ổn định. Thu nhập bình quân trên địa bàn xã năm 2023 đạt 23,1 triệu đồng/người, tăng 5,06 triệu đồng/người so với năm 2021. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 chiếm 48,54%, giảm 19,73% hộ nghèo so với năm 2021.

Tuy nhiên, để giảm nghèo nhanh và bền vững, xã Lùng Khấu Nhin đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư các danh mục ghi trong Kế hoạch 239 ngày 19/5/2021; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia để người dân được thụ hưởng các nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp về hỗ trợ sản xuất; đầu tư xây dựng nhà máy chè trên địa bàn xã để tăng năng lực thu mua chè búp tươi cho người dân.

DT1.jpg
Ông Tráng A Chí, Chủ tịch UBND xã Dền Thàng (1).JPG

Dền Thàng là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn. Theo kết quả điều tra năm 2023, xã còn 706 hộ nghèo (giảm 65 hộ so với năm 2022), tỷ lệ hộ nghèo còn 55,1%.

Cùng với sự giúp đỡ của các cấp, ngành, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Dền Thàng đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ canh tác và điều kiện tự nhiên. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự dịch chuyển từ canh tác nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, hình thành các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc của xã Dền Thàng có 4.558 con, đàn gia cầm 21.187 con; trồng 75 ha đao riềng (năng suất đạt 23 - 25 tấn/ha); 11,16 ha chè… Các mô hình chăn nuôi và trồng trọt đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

den-thang-1.jpg
Người dân xã Dền Thàng trồng đao rềng phát triển kinh tế. (Ảnh:Tất Đạt)

Mặc dù có sự chuyển biến nhưng việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn. Để giảm nghèo nhanh và bền vững, xã Dền Thàng mong các cấp, các ngành tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trước mắt, xã đề xuất đầu tư hệ thống thủy lợi tại thôn Dền Thàng 1 để giải quyết nhu cầu nước tưới cho 30 ha đất sản xuất; nghiên cứu điều chỉnh mức hỗ trợ để người dân phát triển mô hình nuôi ngựa hàng hóa.

Về lâu dài, địa phương mong các cấp, ngành sẽ chung tay để xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

NC1.jpg
3440edd3809a2fc4768b.jpg

Địa hình của xã Nậm Chày bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; tổng diện tích đất cấy lúa nước chỉ có 190 ha, trong khi chỉ canh tác được 1 vụ/năm, dẫn đến hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự chung tay của các ban, ngành, doanh nghiệp, trong những năm qua, Nậm Chày đã được đầu tư nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, như: Đường nội thôn Tà Moòng; đường Khâm Dưới, Khâm Trên đi xã Dần Thàng; đường Tà Moòng Mông (xã Nậm Chày) đi Tà Moòng Dao (xã Dần Thàng); cấp nước sinh hoạt thôn Hỏm Trên; cấp điện thôn Pờ Sì Ngài; xây dựng mới trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Cùng với đó, người dân trong xã đã tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc để nâng cao thu nhập. Năm 2023, số hộ nghèo của xã chiếm 40,53%, giảm 7,93% so với năm 2021.

Vụ đông năm 2023_20240325_103516_0000.jpg

Thời gian tới, xã Nậm Chày mong UBND tỉnh bố trí nguồn lực triển khai đầu tư các công trình theo Kế hoạch số 239/KH -UBND; tỉnh và huyện xem xét có cơ chế, chính sách hỗ trợ cây, con giống cho hộ nghèo và mở rộng đối tượng thụ hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw