Cần tạo sự khởi sắc và thực chất trong công cuộc giảm nghèo bền vững

Như tin đã đưa, sau phát biểu khai mạc của đồng chí Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có phát biểu chào mừng hội nghị.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ld 4.jpg
Các đồng chí chủ trì hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong chia sẻ: Lào Cai là tỉnh biên giới, miền núi, có nhiều thành phần dân tộc. Từ một tỉnh nghèo nhất cả nước, sau hơn 30 năm tái lập, với sự giúp đỡ của Trung ương, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Lào Cai đã có nhiều thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập, mức sống của Nhân dân giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trong tỉnh còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo.

Với kỳ vọng để người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác giảm nghèo. Các nhiệm kỳ gần đây, Tỉnh ủy đều ban hành các đề án trọng tâm về công tác giảm nghèo, tập trung vào vùng lõi nghèo, các chương trình đầu tư của tỉnh đều hướng đến ưu tiên cho các huyện, xã, thôn và hộ nghèo.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhấn mạnh: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là 1 trong 3 Chương trình MTQG đang triển khai hiện nay, thể hiện tính nhân văn sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, giúp người dân, nhất là các vùng khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu tổng quát của chương trình là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu chào mừng.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu chào mừng.

Để triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Việc phân bổ, giao dự toán, thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn được triển khai kịp thời, đúng quy định của chương trình và các quy định liên quan khác.

Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục xác định ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cho vùng lõi nghèo, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, quan tâm phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấy phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá, đầu tư cho thương mại, du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Coi trọng phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững quốc phòng - an ninh.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong mong muốn: Thông qua hội nghị này, Lào Cai có cơ hội học tập những cách làm hay, kinh nghiệm, sáng tạo của các tỉnh. Qua đó, cùng đóng góp ý kiến với Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất những ý tưởng, cơ chế, cách làm sáng tạo góp phần triển khai hiệu quả hơn nữa Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững.

DB2.jpg

Các đại biểu dự hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã tham luận để làm rõ hơn những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong thời gian tới. Nổi bật trong đó là các tham luận: Giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; Giải pháp hỗ trợ đầu tư duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Triển khai hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, vùng nghèo, vùng khó khăn gắn với hỗ trợ giải quyết việc làm; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; Đẩy mạnh truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thực sự là cuộc cách mạng của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đạt được nhiều kết quả. Song, điều quan trọng hơn cả, ở cơ sở đã xuất hiện nhiều cán bộ, người dân hết mình, lăn lộn với công việc, với công cuộc xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.

ld 1.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Bộ trưởng cho rằng, công cuộc giảm nghèo như cuộc leo núi, càng lên cao càng đuối sức. 3 năm qua, việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 mặc dù đã đạt được nhiều kết, song đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác giảm nghèo vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững; việc triển khai chương trình, giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ các dự án, tiểu dự án còn chậm. “Đọc báo cáo giám sát của Quốc hội về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế mà vô cùng sốt ruột”, Bộ trưởng chia sẻ.

Để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư cho chương trình. “Sinh kế của người dân phụ thuộc vào công tác giải ngân, nếu không làm được là có lỗi với dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách còn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, kịp thời hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện.

Đối với việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, Trung ương đã giao trên 4.000 tỷ đồng. Do vậy, đề nghị các địa phương mạnh dạn giao chỉ tiêu xóa nhà tạm, nhà dốt nát đến tận xã, phấn đấu đến năm 2030, không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Về việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 16 tuổi, điều đáng buồn, dù nguồn vốn đã được bố trí, nhưng việc giải ngân còn rất chậm.

Đối với việc tách hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ trưởng giao Cục Bảo trợ, Văn phòng Giảm nghèo xây dựng cơ chế, điều chỉnh quy định để có chính sách hỗ trợ, đảm bảo được cuộc sống của các hộ sau khi tách hộ nghèo.

Các ngành, địa phương cần quan tâm tuyên truyền, để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thấy được lợi ích và tích cực đăng ký tham gia lao động ở nước ngoài.

Trao trọn quyền cho huyện trong việc tự quyết định điều chỉnh các nguồn vốn của các chương trình MTQG, từ nguồn vốn sự nghiệp sang đầu tư công, từ đầu tư công sang nguồn vốn khác.

“Sau hội nghị này, các bộ, ngành và các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục hạn chế để công cuộc giảm nghèo bền vững sẽ có nhiều khởi sắc và thực chất”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quan hệ thầy - trò thay đổi: Giáo viên phải tự "chuyển mình"

Quan hệ thầy - trò thay đổi: Giáo viên phải tự "chuyển mình"

Thời gian qua, ngành giáo dục liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đáng buồn, như phụ huynh vào trường đánh giáo viên; học sinh vô lễ, xúc phạm thầy, cô giáo… Trong bối cảnh các mối quan hệ trong nhà trường thay đổi, người thầy cần làm gì để giữ môi trường học đường lành mạnh, không để xảy ra những chuyện đau lòng?

Cẩn trọng sử dụng các sản phẩm diệt muỗi

Cẩn trọng sử dụng các sản phẩm diệt muỗi

Thời tiết giao mùa, nồm ẩm và mưa nhiều là thời điểm thuận lợi để muỗi và các loại côn trùng sinh sản, đặc biệt là muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Do đó, các sản phẩm thuốc diệt muỗi, chống muỗi đang được nhiều người dân tìm mua. Tuy nhiên, chất lượng của những loại thuốc diệt muỗi đang được bán tràn lan trên thị trường, nhất là trên các cửa hàng trực tuyến là vấn đề cần lưu tâm.

Linh hoạt giải pháp nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Linh hoạt giải pháp nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Tính đến hết tháng 9/2023, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai mới đạt 90,06% dân số, trong đó tỷ lệ bao phủ BHYT học sinh, sinh viên đạt 94,51%. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Lào Cai đã tăng tốc triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng các tổ truyền thông cộng đồng

Nâng cao chất lượng các tổ truyền thông cộng đồng

Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em", Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bát Xát đã có nhiều giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng các tổ truyền thông cộng đồng, trong đó, chú trọng triển khai giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm công tác truyền thông về bình đẳng giới.

Xây nhà trên đất đã có quy hoạch, khi thu hồi có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất đã có quy hoạch, khi thu hồi có được bồi thường không?

Bạn đọc ở Thái Bình hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 nằm trong quy hoạch mở đường quốc lộ, nhưng chưa có thông báo thu hồi và chưa có phương án bồi thường. Do nhà của tôi bị xuống cấp nghiêm trọng, nên tôi muốn đập căn nhà cũ này đi và xây dựng lại. Xin hỏi, khi Nhà nước thu hồi đất thì tôi có được bồi thường không?

fb yt zl tw