Cần sớm khắc phục hư hỏng đưa các nhà máy thủy điện hoạt động trở lại

Sáng 22/9, Đoàn công tác của Sở Công Thương đã đi kiểm tra việc khắc phục sự cố hư hỏng của các nhà máy thủy điện trên địa bàn các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên do hoàn lưu của cơn bão số 3 gây ra.

K1.jpg
Đoàn công tác của Sở Công Thương đã đi kiểm tra việc khắc phục sự cố hư hỏng của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, đã có 26/74 công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng hạng mục công trình và phải dừng phát điện.

K5.jpg
Nhiều nhà máy thủy điện bị hư hỏng phải dừng phát điện do mưa lũ, sạt lở đất.

Ngay sau mưa lũ,các chủ đầu tư đã tập trung sửa chữa, khắc phục và đưa 10 dự án bị hư hỏng vào hoạt động phát điện trở lại, nâng tổng số các nhà máy đang phát điện lên 58/74 dự án, với tổng công suất 1.003,7MW.

K6.jpg
Nhà máy thủy điện Bảo Nhai bậc 2 bị nước tràn vào sàn, tua bin máy phát gây hư hỏng nặng.

Tuy nhiên, một số nhà máy chỉ vận hành phát điện được 30% đến 70% công suất lắp máy. Cụ thể, thủy điện Phú Mậu 1, Phú Mậu 2, Ngòi Đường 1 phát điện được khoảng 30% công suất; thủy điện Tà Lơi 2, Pờ Hồ phát điện được khoảng 50% công suất; thủy điện Mường Hum, Nậm Phàng phát điện được khoảng 70% công suất.

K3.jpg
K4.jpg
Có 5 dự án thủy điện bị nước tràn vào nhà máy.

Hiện còn 16 dự án bị hư hỏng các hạng mục công trình, phải dừng phát điện, với tổng công suất 159,15 MW. Trong đó, 5 dự án thủy điện, gồm: Bắc Nà 1, Bắc Nà, Bảo Nhai bậc 2, Cốc Đàm, Nậm Lúc nước tràn vào nhà máy, bị hư hỏng thiết bị và phải dừng phát điện từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục sửa chữa. Các tuyến đường giao thông liên xã, tỉnh lộ có nhiều điểm sạt lở gây khó khăn trong quá trình lưu thông vận chuyển vật tư, thiết bị.

K2.jpg
Đoàn chia sẻ những khó khăn của đơn vị và động viên người lao động vượt khó

Tại các nơi đến kiểm tra, đoàn công tác của Sở Công Thương bày tỏ chia sẻ đối với những thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với các nhà máy thủy điện, đồng thời đề nghị các đơn vị khắc phục khó khăn, tập trung nhân lực, vật lực và nguồn lực vào sửa chữa, thay thế thiết bị của nhà máy để có thể sớm đưa vào nhà máy vào hoạt động trở lại, cung cấp nguồn điện năng lên lưới điện quốc gia. Đặc biệt, đối với 11 nhà máy thủy điện bị hư hỏng một số hạng mục nhỏ cố gắng hoàn thành việc sửa chữa và cuối tháng 9/2024 để phát điện trở lại. Đối với 5 dự án thủy điện bị ngập nước cần rút ngắn thời gian khắc phục, phấn đấu 4 - 4,5 tháng hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét phát động phong trào 120 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

fbytzltw