Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

5.jpg
2.jpg
Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 cùng người dân tìm nạn nhân bị đất, đá sạt lở vùi lấp tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù.

Sáng sớm ngày mùng 9/9, Trung tá Nguyễn Minh Tân, Phó Trưởng Phòng Chính trị trong số 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (Quân khu 2) do Đại tá Phan Văn Chiến, Đoàn trưởng dẫn đầu tiến vào vùng lũ A Lù (huyện Bát Xát) - nơi vụ sạt lở đất rạng sáng 9/9 đã vùi lấp 4 ngôi nhà, thực hiện nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo chỉ đạo của Tư lệnh Quân khu, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đã cơ động 4 ô tô chở cán bộ, nhân viên tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại thôn Phìn Chải 2, xã A Lù. Trên đường hành quân vào vùng lũ, nhiều đoạn đường sạt lở nguy hiểm, có đoạn thác nước trên vách đá chảy xuống ngang đường rất mạnh, cảm giác như ô tô sắp bị thổi bay ra khỏi đường.

1.jpg
Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất.

Trời mưa mỗi lúc một nặng hạt, đường càng ngày càng khó đi. Đến quãng đường sạt lở lớn, xe ô tô không thể đi tiếp. Cả đoàn chỉ kịp mang theo cuốc, xẻng, dao phát, máy cưa - những vật dụng phục vụ việc đào bới, tìm kiếm nạn nhân, còn lại quân tư trang phục vụ cá nhân đều phải để lại. Gần 20 km hành quân bộ vào thôn Phìn Chải 2 một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, các thành viên của đoàn công tác vừa đi, vừa chú ý bảo đảm an toàn, bởi chỉ cần sơ sẩy, trượt chân là có thể bị đẩy người xuống vực sâu hun hút.

Sau nửa ngày băng qua nhiều vị trí sạt lở, những cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 đã tiếp cận được thôn Phìn Chải 2 - họ chính là những người có mặt sớm nhất tại khu vực trọng điểm sạt lở này. Sau những phút sắp xếp, bố trí chỗ ăn, nghỉ, đoàn công tác nhanh chóng bắt tay cùng người dân tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp trong lớp đất, đá xen lẫn cây cối theo dòng lũ đổ về. Ngay trong buổi sáng ngày đầu có mặt, các cán bộ cùng với người dân đã tìm được nạn nhân đầu tiên.

Những ngày sau đó, mọi người đều có mặt tại hiện trường tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trong điều kiện thôn vẫn còn bị cô lập, chưa có điện, chưa có sóng viễn thông, đường chưa thông. Mọi liên lạc với bên ngoài đều thông qua đôi chân của các chiến sĩ và người dân.

Việc tìm kiếm dưới trời mưa, khối lượng đất, đá phải đào bới lớn đặt ra nhiều khó khăn, nhưng những cán bộ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 không nao núng. 5 ngày ở Phìn Chải 2 trong điều kiện thiếu thốn chỉ vỏn vẹn 1 bộ quần áo trên người và các điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, thiếu thốn, nhưng tình quân dân lại ấm áp, gắn bó xiết bao. Trung tá Nguyễn Minh Tân kể, hình ảnh ám ảnh nhất ngay ngày đầu tiên các anh cùng người dân tìm được 2 thi thể là các cháu nhỏ dường như vẫn trong tư thế gối đầu tay ngủ.

Hình ảnh xúc động và đau thương đó thôi thúc chúng tôi tích cực hơn nữa, chẳng ai bảo ai, mỗi người một việc, đoàn kết vượt lên mọi khó khăn, nỗ lực và nhanh chóng tìm thấy hết số nạn nhân trong vụ sạt lở.

Trung tá Nguyễn Minh Tân, Phó Trưởng Phòng Chính trị, Đoàn KT-QP 345

Chỉ huy đơn vị đã quán triệt tinh thần, trách nhiệm cho các cán bộ, nhân viên trước khi lên đường làm nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tìm kiếm nạn nhân. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mới trở về đơn vị.

Đại tá Phan Văn Chiến, Đoàn trưởng Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345

Đến trưa 13/9, nạn nhân thứ 7 cũng là nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất ở Phìn Chư 2 được tìm thấy. Cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 345 giúp người dân an táng các nạn nhân xong mới hành quân về đơn vị.

Đội viên Nguyễn Thị Ngọc, trí thức trẻ tình nguyện thuộc Phòng Chính trị của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 bộc bạch: Chúng tôi được bố trí ăn nghỉ tại điểm trường Chin Chu Lìn, thuộc Trường Mầm non xã A Lù. Trong đoàn chỉ có tôi là nữ, may mắn tại điểm trường còn một số cô giáo ở lại nên có thể mượn tạm quần, áo của họ. Nhưng khó khăn nhất là nước sinh hoạt, những hôm trời mưa thì lấy xô, chậu hứng lấy nước, còn những hôm trời tạnh lại thiếu nước trầm trọng. Đoàn phải cử cán bộ, nhân viên đi chở từng xô nước ở cách xa cả cây số mang về.

5 ngày “sống và thở cùng nhịp thở” của người dân thôn Phìn Chải 2, những cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 không chỉ giúp tìm kiếm nạn nhân, mà còn thường xuyên động viên, chia sẻ, thăm, tặng quà, hỗ trợ di chuyển tài sản đến nơi an toàn và khắc phục sạt lở giao thông. Đơn vị cũng tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ người dân vùng lũ của huyện Bát Xát nói chung và của xã A Lù, thôn Phìn Chải 2 nói riêng. 5 ngày cô lập, mất hoàn toàn liên lạc với bên ngoài, với đơn vị, nhưng tình cảm quân dân gắn bó nơi biên giới thì tăng lên gấp bội và ngày càng bền chặt hơn.

3.jpg
Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 tặng quà giúp đỡ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại thôn Phìn Chải 2 .

“Đi dân nhớ, ở dân thương”, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã và đang được các cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 tiếp tục tô thắm nơi núi rừng biên cương Tây Bắc.

(Ảnh trong bài do CTV cung cấp)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw