Cấm hoàn toàn thuốc lá thế hệ mới: Cách duy nhất để giải trừ hiểm hoạ?

Những ngày qua dư luận bày tỏ sự quan tâm sau khi Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được Quốc hội xem xét và sửa đổi.

Việc này cho thấy rõ quan điểm mạnh mẽ của Bộ Y tế trước hiểm họa về sức khỏe mà sản phẩm này có thể gây ra. Về vấn đề này, tại trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - Chuyên gia phòng, chống tác hại thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

PV: Quan điểm của WHO về việc kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt là sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là gì thưa ông?

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Chúng tôi rất là vui mừng nhận thấy sự ủng hộ rõ rệt, cần phải có biện pháp mạnh và cấm các sản phẩm này để bảo vệ giới trẻ. Quan điểm của chúng tôi cũng vậy, đã có những khuyến cáo chính thức.

Trước đây điều tra lần đầu là năm 2019 thì chúng tôi cũng đã thấy là mức độ sử dụng cũng đang gia tăng, có vẻ báo động lên lúc đó khoảng 2,6%.

Điều tra mới nhất mà Bộ Y tế tiến hành lên tới khoảng 7,8% thì mức độ gia tăng như vậy là nhanh. Những bằng chứng về tác hại cũng rất rõ ràng và cơ sở thứ ba là chúng tôi đánh giá các kinh nghiệm của các quốc gia khác, thì thấy là cũng chưa có quốc gia nào thành công trong việc quản lý nhưng mà ngăn được sự gia tăng sử dụng trong giới trẻ.

Chúng tôi đã gửi các văn bản chính thức tới Bộ Y tế và thể hiện quan điểm rõ ràng, khuyến cáo lựa chọn duy nhất, đúng và phù hợp nhất với ưu tiên cao của Chính phủ Việt Nam là bảo vệ sức khỏe người dân. đó là phải cấm hoàn toàn các sản phẩm này.

PV: Thuốc lá thế hệ mới thường được quảng bá là “ít độc hại hơn” so với thuốc lá truyền thống. Dựa trên các nghiên cứu của WHO, ông đánh giá thế nào về tác động thực sự của chúng đối với sức khỏe con người, đặc biệt với nhóm thanh niên và vị thành niên, để cho thấy đề xuất cần cấm của Bộ Y tế là có căn cứ?

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Chúng ta phải lưu ý tới hai điểm, thứ nhất là nó có những tác hại dài hạn, tương đối giống với các sản phẩm thuốc lá thông thường. Khác biệt thứ hai là những tác động ngắn hạn thì cũng rất nguy hiểm.

Tôi sẽ đi vào chi tiết. Trong khói tỏa của sản phẩm thuốc lá mới này người ta đều thấy các chất độc có khả năng gây ung thư. Điển hình là phóc man đê hít, a xê tan đê hít, rồi những nhân thơm vòng giống như là trong khói của phương tiện giao thông. Thế rồi các kim loại nặng với các chất độc thì WHO đã xác nhận là nó nguy cơ gây ung thư, nó gây đột biến tế bào.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thứ hai là nó gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp và thứ ba là gây tổn thương niêm mạc mạch máu. Nhưng cái nguy hiểm của các sản phẩm thuốc lá mới này là nó có thể gây những tác động ngắn hạn rất nguy hiểm.

Điển hình nhất phải kể đến hội chứng tổn thương phổi cấp, nó rộ lên ở Mỹ hồi cuối năm 2019, đầu 2020 như một nạn dịch, ghi nhận được hơn 2800 ca phải nhập viện sau khi sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử và trong đó 68 ca đã không qua khỏi.

Ngay ở Việt Nam là trong 2023, từ 700 bệnh viện báo cáo có hơn 1200 ca phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, và trong rất nhiều mẫu mang đến thì tìm thấy ma túy tổng hợp.

Nhiều em sau khi điều trị thì có khỏi, nhưng trí tuệ bị giảm sút và không còn bình thường nữa, và có những đột quỵ não, tổn thương vùng não rất lớn do ma túy tổng hợp.

PV: WHO có khuyến nghị cụ thể nào dành cho Việt Nam để vừa kiểm soát hiệu quả thuốc lá thế hệ mới, vừa xử lý những thách thức liên quan đến thị trường chợ đen và hành vi tiêu dùng chưa được kiểm soát, thưa ông?

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm: Khuyến cáo tổng thể thì chúng ta đã nói từ đầu, cần phải cấm hoàn toàn các sản phẩm này. Bây giờ chúng ta chưa có sản xuất gì tại Việt Nam thì chúng ta phải cấm nhập khẩu, sau đó phải cấm việc buôn bán, cấm quảng cáo các sản phẩm này.

Cái khó bây giờ là nó chưa có một chế tài cụ thể để xử các vấn đề này, trừ liên quan đến ma túy, ngoài ra thì các trường hợp còn lại chỉ có thể xử được là không có xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ. Thế thì mức xử phạt không đủ tính răn đe để chúng ta có thể ngăn chặn được.

Đầu tiên là phải có văn bản ghi rõ là cấm, thế nên Nghị quyết của Quốc hội sẽ đáp ứng được tính cấp bách của vấn đề. Khi có văn bản cấm rồi thì rõ ràng là cơ quan nào chịu trách nhiệm và sau đó người ta phải bố trí nguồn lực để thực hiện, và cần nguồn lực để thanh, kiểm tra, xử phạt và phải có mức xử phạt.

Có trường hợp gọi là cho phép một phần, cho phép sản phẩm nào đấy gọi là thuốc lá nung nóng.

Thế thì sau đó trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nhưng mà người đi thực thi thì lại không biết nó là điện tử hay là nung nóng.

Bởi bây giờ hình dạng có thể rất đa dạng và lại còn xuất hiện sản phẩm lai, có cái sợi thuốc lá trong đó nhưng mà sản phẩm lai thì lại bao gồm cả dung dịch nicotin như là thuốc lá điện tử.

Thế thì sản phẩm lai đó xếp nó vào nung nóng, hay là điện tử thì cũng rất khó. Thế nên là về cơ bản chúng ta phải cấm hoàn toàn những sản phẩm này”.

PV: Xin cảm ơn bác sỹ.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12): Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) nhiều hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch AIDS do lây nhiễm HIV, kêu gọi sự chung tay phòng, chống HIV/AIDS tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

Cảnh báo dịch bệnh khi giao mùa

Cảnh báo dịch bệnh khi giao mùa

Chỉ riêng bệnh cúm, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có gần 265.000 ca mắc, trong đó số tử vong tăng cao kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

fbytzltw