Cách nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ mắc COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lượng trẻ em bị nhiễm COVID-19 có chiều hướng tăng lên. Điều này khiến phụ huynh vô cùng hoang mang lo lắng.

Cùng tìm hiểu cách nhận biết, theo dõi, chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ trong bài viết dưới đây theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1. Khi nào nghi ngờ con bị nhiễm COVID -19? 

Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có ít nhất một triệu chứng của bệnh đường hô hấp: Ho, đau họng, khó thở…) và có một trong những điều kiện sau:

Có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19:

- Tiền sử ở/đi/đến/qua vùng dịch tễ (là những vùng có ghi nhận ca COVID-19 mắc COVID-19, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động) trong thời gian 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

- Tiền sử tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 hoặc tiền sử tiếp xúc gần với ‎các trường hợp nghi ngờ/hoặc ca bệnh trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các ‎triệu chứng. Bao gồm:

+ Tiếp xúc tại các cơ sở y tế (tiếp xúc với nhân viên y tế mắc ‎COVID-19.

+ Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc ‎COVID-19).

+ Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2m với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng lớp học (nhà trẻ, trường học…) với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh ‎nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng nhóm đi du lịch, vui chơi, với ‎ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ‎ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ ‎mắc bệnh...

- Trẻ nhập viện với các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ‎nặng nhưng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác.

- Trẻ có xét nghiệm test nhanh với SARS-CoV-2 dương tính.

2. Khi nào xác nhận trẻ bị nhiễm bệnh?

Là tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có xét nghiệm dương ‎tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR.

3. Trẻ nhiễm COVID-19 có biểu hiện thế nào?

 Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.

Khởi phát bệnh, trẻ có một hay nhiều triệu chứng như:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Ho khan.
  • Đau họng.
  • Nghẹt mũi/sổ mũi,.
  • Mất vị giác/khứu giác.
  • Nôn và tiêu chảy, đau cơ... 

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn: Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc ‎(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau ‎họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Chỉ khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Các yếu tố tiên lượng nặng: Trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh…

Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (dưới 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.

Thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

4. Điều trị COVID-19 cho trẻ thế nào?

Trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2, không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Từ mức độ trưng bình trở lên cần nhập viện điều trị.

4.1 Điều trị COVID-19 mức độ nhẹ, không dùng thuốc

- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ từ 2 tuổi trở lên.

- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: Cho bú mẹ đầy đủ (nếu trẻ còn bú mẹ), ăn đầy đủ các dinh dưỡng bổ sung (nếu trẻ đã ăn dặm).

- Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ.

- Nếu là trẻ lớn, hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

- Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở ‎nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định).

Cách nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 ảnh 1
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ nhập viện ngay.

 Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:

+ Sốt trê 38 độ C.

+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ.

+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.

+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.

+ Trẻ bị tiêu chảy.

+ Đo SpO2 dưới 96%.

+ Trẻ mệt, không chịu chơi.

+ Trẻ ăn/bú kém

Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã/phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh.

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.

- Khó thở, cánh mũi phập phồng.

- Tím tái môi đầu chi.

- Thở rút lõm lồng ngực.

- SpO2 dưới 95%.

4.2 Điều trị bằng thuốc

- Kháng thể kháng virus: Chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, cân nặng từ 40kg trở lên và có yếu tố nguy cơ cao diễn biến nặng (trẻ có mắc bệnh nền và không có chống chỉ định dùng thuốc).

Trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ/trung bình chưa phải hỗ trợ oxy và thời gian bị bệnh dưới 10 ngày và được sự đồng ý của người giám hộ. Thuốc chỉ sử dụng trong bệnh viện.

Thuốc casirivimab liều 600mg + imdevimab liều 600mg. Dùng liều duy nhất.

 Điều trị hỗ trợ

- Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ từ 38.5 độ C, dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

- Thuốc điều trị ho, ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

- Có thể dùng vitamin tổng hợp và khoáng chất.

- Điều trị bệnh nền theo phác đồ nếu có.

5. Dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19 nhẹ và vừa, không cần thở oxy

- Nếu trẻ chỉ ăn lượng ăn dưới 70% nhu cầu, bổ sung công thức năng lượng cao 0,75-0,8kcal/ml (trẻ < 12 tháng) và 1-1,2 kcal/ml (trẻ > 12 tháng).

- Trẻ trên 2 tuổi cần tiêu thụ 500ml sữa công thức/ngày.

- Với trẻ không bú mẹ, lượng sữa công thức được tính như sau:

+ Trẻ 8 tuần tuổi: tiêu thụ 800ml sữa/ngày.

+ Trẻ dưới 8 tuần: số ml sữa = 800 - 50 x (8 - n); n là số tuần tuổi của trẻ.

+ Trẻ trên 2 tháng: số ml sữa = 800 + 50 x (n –2); n là số tháng tuổi của trẻ.

- Cung cấp đủ nước đặc biệt nước trái cây tươi nhiều vitamin (với trẻ đã lớn, ăn dặm).

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 240.000 học sinh Lào Cai bước vào nghỉ hè từ sau ngày 31/5

Gần 240.000 học sinh Lào Cai bước vào nghỉ hè từ sau ngày 31/5

235.731 học sinh từ cấp học mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh sẽ kết thúc học kỳ II, năm học 2024 - 2025 trước ngày 31/5, ngay sau đó sẽ thực hiện các hoạt động bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại các địa phương. Thời gian nghỉ hè của học sinh bắt đầu từ sau ngày 31/5.

Thêm nhóm học sinh được miễn, hỗ trợ học phí

Thêm nhóm học sinh được miễn, hỗ trợ học phí

Sáng 22/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, đề xuất miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học phí cho học sinh dân lập và tư thục.

Thời tiết ngày 22/5: Mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ, cảnh báo lốc, sét và gió giật mạnh tại nhiều khu vực

Thời tiết ngày 22/5: Mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ, cảnh báo lốc, sét và gió giật mạnh tại nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/5, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa đo được có nơi vượt trên 50mm. Dự báo trong những ngày tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Dự báo thời tiết 10 ngày: Nhiều khu vực có mưa dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết 10 ngày: Nhiều khu vực có mưa dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 21-30/5, nhiều hình thái thời tiết xảy ra như nắng nóng, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất... ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Chính quyền địa phương và người dân cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động ứng phó và sắp xếp kế hoạch sản xuất phù hợp.

Cùng nhau bước qua năm học đặc biệt

Cùng nhau bước qua năm học đặc biệt

Đầu tháng 9/2024, sau khai giảng năm học mới, cũng là lúc hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn khiến dãy núi phía sau Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) xuất hiện vết nứt dài. Các phòng học, phòng ở bán trú của trường “đối mặt” với nguy cơ bị đất đá sạt lở, vùi lấp bất cứ lúc nào.

Công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học

Công bố khung quy đổi giữa các phương thức xét tuyển đại học

Tại văn bản hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng vừa được ban hành ngày 19/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển khi cơ sở đào tạo sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp cho một ngành, nhóm ngành đào tạo.

fb yt zl tw