Cách làm hay của Bản Mế trong đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở thôn Bản Mế (xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai) được triển khai. Bên cạnh những tuyến đường giao thông nông thôn được “bê tông hóa”, các công trình hạ tầng công cộng khác được đầu tư đồng bộ; công tác bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan được quan tâm. Nhờ đó, tại thôn Bản Mế không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi.

Để có sự thay đổi này, người dân trong thôn đã có nhiều cuộc họp, bàn, thống nhất và đưa những nội dung đảm bảo vệ sinh môi trường vào quy ước, hương ước thôn, bản. Thời gian đầu, với đặc thù của xã vùng cao, việc “hiện thực hóa” những quy định này gặp không ít khó khăn do thói quen sinh hoạt, sản xuất của người dân. Thời điểm đó, vấn đề vệ sinh môi trường chưa được quan tâm, tình trạng gia súc phóng uế ra đường diễn ra thường xuyên, rác thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp không được thu gom, xử lý.

Chị Sùng Thị Hoa, thôn Bản Mế tâm sự: Sau khi xã đề ra chủ trương, thôn đã tổ chức nhiều buổi họp để bàn về việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Các hộ thống nhất, vào Chủ nhật hằng tuần, người dân sẽ tập trung để vệ sinh, thu gom rác, khơi thông cống rãnh, phát bụi rậm trên các tuyến đường, khu vực công cộng của thôn. Thông thường, mỗi gia đình sẽ có 1 người tham gia theo các nhóm, bàn, phân công nhau vệ sinh tại từng khu vực. Đây là quy ước chung của thôn kể từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tại địa phương. Bà con còn góp công, góp sức xây dựng nhà vệ sinh, chuồng trại, bể biogas, đào hố ủ phân; luân phiên quét dọn, khử khuẩn môi trường.

2.jpg

Đặc biệt, những ngày qua, nhân kỳ nghỉ hè, các bậc phụ huynh lại hướng dẫn con em mình cùng tham gia dọn vệ sinh. Trong khi người lớn dọn rửa chuồng trại, phát quang bụi rậm, thì trẻ nhỏ cùng nhau thu gom phế liệu, nhặt rác đem đổ đúng nơi quy định. Việc làm này không chỉ góp phần tạo ra môi trường sống trong lành, mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.jpg

Theo ông Lùng Văn Hương, Trưởng thôn Bản Mế, những năm gần đây, người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường. Công tác vệ sinh môi trường được đưa vào hương ước, quy ước của thôn. Những gia đình thực hiện tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng, đồng thời có hình thức xử lý các trường hợp không tham gia đầy đủ, tích cực vào công việc chung.

3.jpg

Thôn Bản Mế có 104 hộ, đến nay, hầu hết các hộ đã đầu tư xây chuồng trại, công trình phụ theo tiêu chuẩn; các mô hình nhà sạch, vườn đẹp cũng được nhân rộng. Nhờ đó, Bản Mế trở thành điểm sáng trong đảm bảo vệ sinh môi trường của Si Ma Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw