Cách Ấn Độ tận dụng địa hình phát triển du lịch đi bộ đường dài

Khi lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Ấn Độ, khu 'Tam giác vàng' bao gồm Delhi, Jaipur và Agra thường được nhắc đến như một khu vực không thể bỏ qua dành cho du khách đam mê đi bộ đường dài.

Theo hãng CNN, Ấn Độ tự hào có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên, mang đến nhiều cơ hội cho những du khách năng động nhất tham gia khám phá và phiêu lưu.

Du khách đi bộ đường dài dọc theo Hồ Krishansar xinh đẹp.
Du khách đi bộ đường dài dọc theo Hồ Krishansar xinh đẹp.

Địa hình ở Ấn Độ rất phù hợp với các chuyến đi bộ đường dài bởi diện tích ví như một tiểu lục địa kết hợp với văn hóa đa dạng của đất nước khiến du khách thực sự mê mẩn.

Tham gia bộ môn này, du khách đi bộ đường dài có thể bắt gặp những đỉnh núi cao chót vót của dãy Himalaya hùng vĩ hay những vùng đồng bằng nhấp nhô mang đến những câu chuyện về nền văn minh cổ đại ở khu vực phía Bắc. Về phía nam, dãy núi Western Ghats phủ rừng có rất nhiều loài động thực vật rực rỡ.

Dưới đây, hãng CNN đã cập nhật danh sách bốn cung đường đầy mê hoặc dành cho những du khách thích đi bộ đường dài:

Cung đường Buran Ghati ở bang Himachal Pradesh

Khoảng cách: 37 km

Thời gian: 7 ngày

Phù hợp với mọi cấp độ, chuyến đi Buran Ghati bắt đầu từ ngôi làng cổ Janglik, cách Shimla - thủ phủ của Himachal Pradesh, tiểu bang ở cực bắc Ấn Độ, khoảng 5 giờ lái xe.

Địa hình không bao giờ nhàm chán khi du khách đi bộ băng qua rừng sâu đến những đồng cỏ xanh rộng lớn, tiếp đến là rảo bước qua những con suối róc rách dưới bóng của những đỉnh núi phủ đầy tuyết.

Những người đi bộ đường dài sẽ cần phải làm quen tốt với khí hậu khi đi qua con đường mòn dài 4.572 m (15.000 feet).

Tuy nhiên, cuộc phiêu lưu thực sự nằm ở lối đi dẫn đến ngôi làng Barau xanh tươi - được ví như là đỉnh cao của cuộc phiêu lưu đáng chú ý này.

Vào mùa hè (giữa tháng 5 đến tháng 6), du khách có thể trải nghiệm đu dây ly kỳ dài khoảng 400m xuống một bức tường băng dốc đang chờ đợi. Đến mùa thu (giữa tháng 9 đến giữa tháng 10), một đoạn dốc xuống giữa những tảng đá gồ ghề sẽ mang lại cảm giác cực kỳ phấn khích cho du khách trải nghiệm.

Thung lũng Dzükou ở Nagaland

Khoảng cách: 9 km

Thời gian: 1 ngày

Nằm giữa biên giới Manipur và Nagaland ở phía đông bắc của đất nước, thung lũng Dzükou là một tấm thảm xanh khổng lồ nổi tiếng với loài hoa dại, trong đó có loài hoa Dzukou Lily màu hồng quý hiếm, riêng chỉ được tìm thấy ở đây. Tháng 7 là mùa hoa cao điểm và thung lũng đẹp rực rỡ suốt mùa hè.

Có hai tuyến đường để trải nghiệm. Hầu hết, những người đi bộ đường dài thường chọn bắt đầu từ làng Viswema, cách Kohima, thủ phủ của Nagaland khoảng 22 km (14 dặm) về phía nam. Trong khi đó, đường mòn ở làng Zakhama, cách Kohima khoảng 18 km (11 dặm), ngắn hơn nhưng đường đi thường hiểm trở hơn. Cung đường sẽ dẫn du khách trải nghiệm leo lên những bậc đá thô ráp và xuyên qua rừng rậm hạt dẻ, cây bách xù và cây sồi để đến đỉnh thung lũng ở độ cao 2.452m so với mực nước biển và ở đây sẽ mở ra một bức tranh toàn cảnh hấp dẫn.

Du khách có thể ở nhà khách trong thung lũng, nhưng cũng có thể hoàn thành chuyến đi bộ đường dài ngay trong một ngày.

Đáng chú ý, người dân Ấn Độ phải có Giấy phép Nội tuyến (ILP) mới có thể đến thăm Nagaland, trong khi du khách nước ngoài phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký Người nước ngoài (FRO) tại địa phương trong vòng 24 giờ sau khi đến.

Cung đường Kashmir Great Lakes Trekking

Khoảng cách: 63 km

Thời gian: 5 ngày

Là một tuyến đường tuyệt vời, chuyến đi phải trải qua 3 con đèo cao của dãy Himalaya và 7 hồ nước được cấp nước từ sông băng.

Từ tháng 7 đến tháng 9 là khoảng thời gian đẹp để khám phá. Cung đường sẽ bắt đầu ở ngôi làng nhỏ Shitkadi gần Sonamarg, cách thành phố Srinagar 80 km (50 dặm) về phía đông bắc và đưa du khách qua những đồng cỏ và núi cao trước khi kết thúc ở làng Naranag.

Đến ngày thứ năm, trải nghiệm thực sự sẽ đến - khung cảnh ngoạn mục của Hồ Satsar lớn nhất hay hồ đôi Gangabal và Nundkol. Mặc dù quá trình đi bộ đường dài không quá vất vả nhưng bạn sẽ phải dành vài ngày để thích nghi ở Sonamarg trước khi chuẩn bị leo núi ở độ cao 4.200m (13.780 feet).

Trek Kashmir, một công ty du lịch địa phương có thể sắp xếp các bữa ăn, thiết bị cắm trại và dịch vụ đưa đón đến và đi từ Srinagar.

Thung lũng hoa ở Uttarakhand

Chuyến đi xuyên qua Thung lũng hoa tuyệt đẹp của Ấn Độ sẽ không làm du khách thất vọng.
Chuyến đi xuyên qua Thung lũng hoa tuyệt đẹp của Ấn Độ sẽ không làm du khách thất vọng.

Khoảng cách: 8 km

Thời gian: 7 giờ

Một thảm hoa dại quý hiếm và ngoạn mục sẽ là cảnh quan đặc trưng trên chuyến đi bộ mơ mộng tại thung lũng hoa tại Uttarakhand.

Có nhiều khoảng cách đi bộ khác nhau, nhưng một trong những lựa chọn phổ biến nhất và ngắn nhất là bắt đầu và kết thúc ở Ghangaria, một khu cắm trại nổi tiếng dành cho những du khách muốn đến thăm thung lũng.

Mọi người sẽ ở lại qua đêm ở đây để bắt đầu sớm ở cho chuyến đi đường dài khám phá thung lũng.

Cung đường đi buộc phải leo dốc và đi xuống khi băng qua Sông Pushpawati, tuyến đường cuối cùng trước khi đến Thung lũng Hoa. Thung lũng Hoa ở Uttarakhand đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với hơn 500 loài hoa nằm dưới những ngọn núi băng giá.

Khu bảo tồn này cũng là môi trường sống của gấu đen châu Á, cừu xanh và báo tuyết, mặc dù rất hiếm khi nhìn thấy chúng.

Đặc biệt, vì là một trong những cung đường đi bộ đường dài phổ biến nhất ở Ấn Độ nên du khách sẽ không hề đơn độc cho dù không có hướng dẫn viên ở đây.

Theo Báo Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw