Các quy định mới về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 04), thay thế cho các thông tư liên quan về kiểm định chương trình đào tạo đại học hiện hành.

Thông tư mới áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN
Thông tư mới áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN

Thông tư gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cơ sở cập nhật bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo phiên bản 4.0 của Tổ chức bảo đảm chất lượng thuộc Tổ chức mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) và phù hợp với điều kiện thực tiễn về giáo dục đại học của Việt Nam. Thông tư mới hướng đến hội nhập quốc tế và khu vực về bảo đảm, kiểm định chất lượng, nhất là trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và sửa đổi bổ sung khung trình độ quốc gia Việt Nam, thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Thông tư 04 đã bãi bỏ các quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù, đào tạo từ xa tại các thông tư trước đó do các quy định không còn phù hợp và không tương thích với cách đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn, chương trình đào tạo hiện hành.

Thông tư mới áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Điều chỉnh các mức đánh giá tiêu chí từ 1-7 điểm sang mức đánh giá đạt và không đạt, có các tiêu chí, điều kiện bắt buộc đáp ứng mức đạt, điều chỉnh số tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 8 tiêu chuẩn cụ thể, gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình; cấu trúc và nội dung chương trình; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.

Quy trình tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định, công nhận trong Thông tư được quy định cụ thể, chi tiết từng bước để chặt chẽ, khoa học hơn. Trong đó, bỏ thành viên thường trực, điều chỉnh số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài, quy định rõ hơn về giám sát viên, thực tập viên của đoàn đánh giá ngoài để thuận lợi trong quá trình tham gia tại cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư mới cũng bỏ yêu cầu xin ý kiến của Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo; bổ sung nội dung định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cải tiến chất lượng đối với chương trình đào tạo trong quy định các hoạt động cần triển khai sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

So với các quy định trước đó, Thông tư 04 quy định chi tiết hơn về hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục trong việc thẩm định, công nhận kết quả đánh giá. Quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ sở đào tạo đối với hoạt động đánh giá ngoài; bổ sung thời hạn phản hồi của cơ sở đào tạo đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong việc đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, Thông tư mới tích hợp hướng dẫn thành phụ lục ban hành kèm theo Thông tư, qua đó tạo thuận lợi cho các bên liên quan, không làm phát sinh thêm các văn bản hướng dẫn khác và thống nhất trong việc thực hiện ở cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm kiểm định. Các biểu mẫu của quy định kiểm định chương trình đào tạo đại học cũng được rút gọn, cải tiến để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thuận tiện cho việc triển khai và vẫn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của quy định hiện hành và phục vụ công tác quản lý.

Tại Thông tư 04, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định những vấn đề cốt lõi như: tiêu chuẩn, mức độ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cũng như cách đánh giá chung đối với tiêu chí, tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, mở rộng hơn quyền của các tổ chức kiểm định trong công tác chuyên môn và đưa ra các khuyến nghị cho từng cơ sở giáo dục đại học phù hợp để cải tiến chất lượng liên tục. Trong đó, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định chi tiết hơn về các mức đạt, không đạt yêu cầu tiêu chí, đồng thời xây dựng hướng dẫn đánh giá chi tiết giúp cơ sở đào tạo biết được thực trạng để cải tiến chất lượng chương trình đào tạo.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ sinh đam mê nghiên cứu khoa học

Đó là Vi Thị Thu Dư, lớp Nông Lâm K7, Khoa Nông Lâm, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, tác giả dự án “Sản xuất và kinh doanh phân vi sinh chống hạn” vừa xuất sắc đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Lào Cai” năm 2024.

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Năm 2025 là năm đầu học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục Lào Cai chưa quyết định môn thi tự chọn vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, từ cuối học kỳ I, các trường THCS đã chủ động phương án dạy học và ôn tập nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trước kỳ thi đổi mới.

Khai thác dữ liệu số để kiến tạo giá trị mới trong giáo dục

Khai thác dữ liệu số để kiến tạo giá trị mới trong giáo dục

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Lào Cai đã xác định giáo dục là lĩnh vực trọng tâm để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng nền giáo dục mở trên nền tảng số. Kế hoạch này không chỉ phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mà còn đặt nền móng cho việc hình thành một xã hội học tập tại Lào Cai.

Cựu chiến binh Bảo Thắng tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ

Cựu chiến binh Bảo Thắng tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ

Là những “nhân chứng sống” từng trải qua lửa đạn chiến tranh, những năm qua, hội viên Hội Cựu chiến binh các cấp trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã có những đóng góp tích cực trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ địa phương thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Để Giáo dục công dân không còn là môn phụ

Để Giáo dục công dân không còn là môn phụ

Giáo dục công dân từng được cho là khô khan và “không quan trọng” trong chương trình học. Song từ năm học 2014 - 2015, bộ môn này được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi và năm 2017 được chính thức đưa vào là một môn thi dưới dạng tổ hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì quan điểm về môn học này cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên cũng đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải đổi mới cho phù hợp với chương trình hiện hành.

fb yt zl tw