Các nước EU thông qua luật cấm sản phẩm gây phá rừng

27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Ba (16/5) đã chính thức thông qua các quy tắc mới giúp khối điều chỉnh hoạt động buôn bán một loạt sản phẩm dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng trên toàn thế giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo luật này, các công ty kinh doanh dầu cọ, gia súc, gỗ, cà phê, ca cao, cao su và đậu nành sẽ cần chắc chắn rằng hàng hóa họ bán ở EU không tác động dẫn đến nạn phá rừng và suy thoái rừng ở bất kỳ đâu trên thế giới tính từ năm 2021.

Cây cối bị chặt phá gần ranh giới của Công viên Quốc gia Cordillera Azul, Amazon của Peru.

Cây cối bị chặt phá gần ranh giới của Công viên Quốc gia Cordillera Azul, Amazon của Peru.

Rừng là một phương tiện tự nhiên quan trọng để loại bỏ khí thải nhà kính ra khỏi khí quyển, vì thực vật hấp thụ carbon dioxide (CO2) khi chúng lớn lên.

Theo Viện Tài nguyên Thế giới, một khu vực rừng có diện tích bằng 10 sân bóng đá biến mất trên thế giới mỗi phút và EU cho biết nếu không có quy định mới, riêng khu vực này có thể mất 248.000 ha do nạn phá rừng mỗi năm - một bề mặt gần như lớn tương đương Luxembourg.

Stientje van Veldhoven, Giám đốc khu vực của Viện Tài nguyên Thế giới tại châu Âu cho biết: “Nếu được thực thi một cách hiệu quả, luật này có thể giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính do phá rừng nhiệt đới để lấy thực phẩm và các mặt hàng khác. Và nó có thể giúp bảo vệ đa dạng sinh học quan trọng cũng như nguồn nước trong các khu rừng mưa nhiệt đới”.

Luật sẽ buộc các công ty phải chứng minh rằng hàng hóa họ nhập khẩu tuân thủ các quy tắc tại quốc gia xuất xứ, bao gồm cả quyền con người và bảo vệ người bản địa.

Van Veldhoven nói thêm rằng EU hiện nên hợp tác với các nước sản xuất để đảm bảo họ có thể thích ứng với luật mới mà không làm tổn hại đến nền kinh tế và sinh kế của người dân.

Bà nói: “Điều này sẽ đòi hỏi các biện pháp khuyến khích các nhóm dễ bị tổn thương như nông dân sản xuất nhỏ chuyển sang các hoạt động không phá rừng, đảm bảo họ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi này”.

Các khu rừng trên khắp thế giới đang ngày càng bị đe dọa do chặt phá rừng để lấy gỗ và làm nông nghiệp, bao gồm trồng đậu tương và dầu cọ. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc ước tính rằng 420 triệu ha rừng - diện tích lớn hơn cả Liên minh châu Âu - đã bị phá hủy từ năm 1990 đến năm 2020.

Nhà báo & Công luận null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

fb yt zl tw