Các đơn vị kinh doanh nước sạch tại Sa Pa và bài toán cân đối công suất

Việc có thêm nhà máy nước sạch đi vào vận hành đã góp phần cung cấp lượng nước cần thiết phục vụ nhu cầu của thị xã Sa Pa. Tuy nhiên, “bài toán” đặt ra là việc cân đối công suất ra sao để đảm bảo bài toán kinh tế khi tổng sản lượng của 2 nhà máy đã gấp gần 3 lần nhu cầu sử dụng những ngày thường tại Sa Pa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
baolaocai_ncsap (1).jpg

Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa khánh thành và đi vào hoạt động vào tháng 11/2022. Nước cấp cho dự án được khai thác nguồn hợp lưu từ 2 dòng suối lớn là suối Mường Hoa và suối Vàng. Tổng diện tích quy hoạch cho dự án là 2,82 ha, được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý nước công suất 7.500 m3/ngày - đêm; giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy lên 15.000 m3/ngày - đêm.

Đây là một trong những công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư đầu tiên của tỉnh, sử dụng công nghệ hiện đại, chất lượng nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn quốc gia.

baolaocai_ncsap (2).jpg

Trước khi Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa đi vào hoạt động, thị xã Sa Pa chỉ có 1 nhà máy nước công suất 6.000 m3/ngày - đêm, cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 10.000 người dân địa phương và hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Những năm gần đây, nhất là vào mùa khô (khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau), xảy ra tình trạng thiếu nước thô cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sa Pa. Vì vậy, Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa đi vào hoạt động được kỳ vọng góp phần vào mục tiêu bảo vệ bền vững nguồn nước, phục vụ tăng trưởng du lịch bền vững cho thị xã Sa Pa đến năm 2030.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sau khi đấu nối xong các vị trí để đưa nước từ Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa vào hệ thống cấp nước sạch hiện hữu của thị xã Sa Pa thì hệ thống này không thể tiếp nhận hết sản lượng nhà máy sản xuất ra.

Đại diện Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa cho biết: Hiện mỗi ngày chỉ có hơn 2.000 m3 từ nhà máy nước mới khánh thành chảy vào hệ thống cấp nước sạch của thị xã Sa Pa do Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai vận hành.

baolaocai_ncsap (3).jpg

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOO nước sạch Sa Pa cho biết: Để duy trì hoạt động của nhà máy, hiện có 6 công nhân vận hành, với sản lượng tiêu thụ như vậy chưa bằng 1/2 công suất của nhà máy, tính ra không đủ chi phí hoạt động, chứ chưa nói đến việc thu hồi vốn.

“Công ty Cổ phần BOO nước sạch Sa Pa đang làm việc với Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai để hy vọng nâng sản lượng lên khoảng 6.000 m3/ngày - đêm” - ông Hùng nói.

Trong khi đó, đại diện Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai cho biết: Theo thỏa thuận của 2 đơn vị, từ ngày 10/1, Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai tiếp nhận của Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa 3.000 m3/ngày - đêm nước sạch vào hệ thống, tuy nhiên hiện nay, do lượng nước tiêu thụ 1 ngày của thị xã Sa Pa mới đạt khoảng 4.600 m3/ngày - đêm, nên công ty chỉ tiếp nhận hơn 2.000 m3, cộng với lượng nước sản xuất từ Nhà máy nước sạch Sa Pa hiện có là đảm bảo nhu cầu của thị xã.

baolaocai_ncsap (4).jpg

Ông Nguyễn Quốc Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai thông tin thêm: Thực tế, khi lấy hơn 2.000 m3 nước từ Nhà máy nước sạch BOO, chúng tôi đã phải giảm công suất của Nhà máy nước sạch Sa Pa xuống hơn một nửa và cắt đi một nguồn cung cấp từ suối Hồ.

Nhu cầu sử dụng nước sạch của thị xã Sa Pa những năm qua có tăng nhưng không đáng kể, có những thời điểm nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến, nhất là vào dịp nghỉ lễ, tuy nhiên, tính trung bình cả năm thì cũng chỉ hơn 4.000 m3/ngày - đêm.

Cụ thể, năm 2022 trung bình là 4.100 m3/ngày - đêm; năm 2023, theo dự báo của công ty, nhu cầu bình quân khoảng 4.700 m3/ngày - đêm. “Lượng nước tiêu thụ tăng đột biến vào kỳ nghỉ lễ có thể lên đến 7.000 m3/ngày - đêm, nhưng cả năm cũng chỉ có vài ngày như vậy”, ông Huy cho biết.

Về đề nghị tăng công suất sử dụng của Nhà máy nước sạch BOO Sa Pa, Công ty Cổ phần cấp nước Lào Cai đã làm việc với một số khách hàng lớn và đưa vào phương án cấp nước thời gian tới.

Công ty muốn mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch đến các khu vực ngoài lõi đô thị, nhưng nhu cầu sử dụng ít. Bên cạnh đó, những khu vực ngoại vi đô thị cũ phần lớn chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nếu đưa hệ thống nước sạch vào sau này phải điều chỉnh, đầu tư lại thì rất tốn kém.

Với phương án lấy 6.000 m3 nước từ Nhà máy nước sạch BOO vào hệ thống cấp nước của thị xã thì coi như Nhà máy nước sạch Sa Pa của công ty phải đóng cửa. Điều này không những ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của cán bộ, nhân viên, mà còn ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản nợ của Nhà máy nước sạch Sa Pa với ngân hàng.

Ông NGUYỄN QUỐC HUY, TGĐ Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai

Phải khẳng định, với xu hướng phát triển, mở rộng không gian đô thị của Sa Pa như hiện nay chắc chắn nhu cầu sử dụng nước sạch sẽ tăng và việc có thêm nhà máy nước sạch là rất cần thiết.

Điều cần giải quyết lúc này là các đơn vị kinh doanh nước sạch cần thống nhất được phương án sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân và du khách, đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và trên hết là đảm bảo sự phát triển bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

fb yt zl tw