Các cấp hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới

Dẫn chúng tôi đi trên những tuyến đường mới đổ bê tông, ông Trần Xuân Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) phấn khởi cho biết: Đây là những tuyến đường “dân vận khéo” do hội viên nông dân hiến đất mở rộng. Mỗi tháng một lần, hội viên và người dân các thôn lại ra quân quét dọn các tuyến đường để giữ gìn vệ sinh môi trường.

Thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế, đóng góp công sức xây dựng hạ tầng nông thôn. Các cấp hội đã gắn nội dung phong trào xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ trọng tâm hằng năm của hội.

267.jpg

Năm 2024, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã vận động hội viên, nông dân hiến 135.600 m2 đất, đóng góp trên 14.000 công lao động; làm mới và tu sửa 459 km đường giao thông liên thôn; chỉnh trang, làm mới 905 căn nhà; xóa 1.575 nhà tạm cho hội viên, nông dân nghèo. Các cơ sở hội còn phối hợp với các đơn vị, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ cung ứng phân bón và giống cây trồng các loại trị giá gần 2 tỷ đồng cho hội viên nông dân; mở 12 lớp đào tạo nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 5.000 lao động nông thôn…

268.jpg

Ngoài ra, các cơ sở hội còn tích cực vận động hội viên tham gia phân loại, xử lý rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại nguồn, xây gần 100 mô hình xử lý rác thải sinh hoạt... Tính đến nay, toàn tỉnh có 62/126 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

266.jpg

Ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục tập trung vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; tạo sự phát triển bền vững cho khu vực nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, chú trọng phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể; hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw