Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh về nước

Lúc 6h20 sáng nay (10.11), ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trên chuyến bay VN 532 của Vietnam Airlines. Quỳnh Anh giản dị với áo thun đỏ, quần tây đen, trông như một sinh viên hơn là ca sĩ nổi tiếng. Phạm Quỳnh Anh sẽ lưu lại TP.HCM trong 5 ngày.

Tại Gala Dinner tối 14.11 ở khách sạn Sofitel Plaza Saigon, cô sẽ hát ca khúc Bonjour Vietnam nguyên bản tiếng Pháp cùng một số ca khúc khác. Ngày 15.11, cô bay ra Hà Nội, dự kiến sẽ thăm Viện Bảo tàng Dân tộc, Viện Bảo tàng Lịch sử, Hồ Hoàn Kiếm, cố đô Hoa Lư, 36 phố phường Hà Nội. Đặc biệt, Phạm Quỳnh Anh sẽ ưu tiên dành trọn chiều chủ nhật, 16.11, để thưởng thức vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Theo người đại diện, Phạm Quỳnh Anh sẽ rời Việt Nam lúc 23h40 ngày 18.11.

Thông thạo tiếng Pháp, học tiếng Việt qua người bà, sau mỗi lần hát, Quỳnh Anh thường cúi chào: "Xin cảm ơn quý vị". Trong lần hát tại Mỹ, trả lời báo chí cô cho biết, dù hiện tại cô chỉ biết một phần nhỏ về Việt Nam do ba mẹ cô kể lại, nhưng trong cô lúc nào cũng nghĩ và rất hãnh diện mình là người Việt Nam. Quỳnh Anh đã ghi lại trong blog về sự kiện này: "Tôi gặp nhiều người trong cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn phát thanh và truyền hình. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Và tôi đã xuất hiện trên một tờ báo tại Việt Nam trong ngày hôm nay/I already appear in an article from a Vietnamese newspaper today".

 Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh về nước ảnh 1

Lần đầu tiên đến/về Việt Nam, chắc hẳn Quỳnh Anh sẽ có nhiều cảm xúc khó tả

Sinh năm 1987 tại Bỉ, Quỳnh Anh bắt đầu con đường ca hát từ năm 13 tuổi. Cô đã vượt qua 1.300 thí sinh, đoạt giải nhất ở nhóm tuổi thiếu niên tại cuộc thi mang tên "Pour la gloire" năm 2000 trên đài truyền hình RTBF - Bỉ. Dịp này, cô được gặp và làm việc với nhạc sĩ tài danh Marc Lavoine.

Năm 2002, Quỳnh Anh ký hợp đồng ghi âm với Rapas Centre, chi nhánh của hãng Universal đặt tại Pháp. Khi Quỳnh Anh cùng Marc Lavoine ghi âm bài hát J'espère (Tôi hy vọng), và có chuyến lưu diễn cùng ông khắp nơi tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ... cô nhanh chóng được khán giả trong khối cộng đồng Pháp ngữ biết đến. Với bài hát Bonjour Vietnam do nhạc sĩ Marc Lavoine sáng tác, được Guy Balbert dịch sang tiếng Anh với tên Hello Vietnam, tên tuổi Quỳnh Anh ngày càng được nhiều khán giả biết đến, nhất là người Việt trẻ trong nước và người Việt nhiều thế hệ ở ngoài nước. Bài hát mang tâm trạng của người con Việt Nam dù không sinh ra trên đất mẹ nhưng luôn mong ngóng trở về quê hương cội rễ.

Cha mẹ của Quỳnh Anh là Việt kiều. Cha của cô du học tại Bỉ từ năm 1971. Năm 1982 tại Liège, ông gặp cô Trần Thị Minh Huệ, tức mẹ của Quỳnh Anh hiện nay. Quỳnh Anh có một em gái, tên là Lisa, nhỏ hơn 5 tuổi nhưng chỉ riêng Quỳnh Anh thích ca hát. Cô đã theo học tại trường Saint Stanislas, thành phố Mons, tốt nghiệp tú tài mùa hè 2005. Trong thời gian học trung học, Quỳnh Anh cũng theo học các lớp xướng âm, thanh nhạc, guitare... để chuẩn bị cho con đường ca hát sau này.

Lần đầu tiên trong đời đến/về Việt Nam, cất tiếng chào "Bonjour Vietnam", chắc hẳn với Phạm Quỳnh Anh sẽ là một trải nghiệm khó tả dù đây là lần thứ ba cô trình bày ca khúc này trước cộng đồng người Việt, sau người Việt tại Mỹ và người Việt tại Canada. Trước đông đảo người nghe là người Việt, ngay trên đất nước Việt Nam, hẳn cô sẽ lại thốt lên như từng viết trên blog: "Tôi đã chạm vào Việt Nam. Không khí nóng lên khi tôi hát Bonjour Vietnam. Bài hát có lý do tồn tại. Tôi có lý do để sống/I had a reason to live".

(Theo TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw