Cả nước đã hỗ trợ xóa thêm gần 1.800 căn nhà trong tuần qua

Tính đến 21/2, cả nước còn 6 địa phương chưa ban hành quy chế triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm: Nam Định, Quảng Trị, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với người dân chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với người dân chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến 21/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 107.941 căn (tăng 1.752 căn so với 14/2), trong đó có 61.496 căn nhà đã khánh thành và 46.445 căn khởi công mới.

Cả nước đã hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng là 9.187 căn nhà; trong đó có 3.928 căn nhà đã khánh thành; 5.259 căn đã khởi công. Nhà ở thuộc hai chương trình mục tiêu quốc gia là 49.432 căn nhà; trong đó số nhà đã khánh thành là 30.938 căn; số nhà khởi công là 18.494 căn. Hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình phát động xóa nhà tạm, nhà dột nát là 49.322 căn nhà, trong đó số nhà đã khởi công: 22.692 căn; số nhà khánh thành: 26.630 căn.

Đến nay, chỉ tiêu về thành lập ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành 100%. 58 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp tỉnh, có 5 địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu không thành lập do không còn nhà tạm, nhà dột nát.

59/63 địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể. 4 địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc không ban hành kế hoạch do không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có 51 địa phương (tăng 3 địa phương so với 14/2) đã ban hành quy chế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. 6 địa phương chưa ban hành quy chế gồm: Nam Định, Quảng Trị, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Về phê duyệt nhu cầu, 42 địa phương đã phê duyệt nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát (tăng 9 địa phương so với 14/2). Còn 15 địa phương chưa phê duyệt nhu cầu gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

Thành phố Lào Cai nhiều lần được chọn là trung tâm tỉnh lỵ trong quá trình thay đổi địa giới hành chính

Thành phố Lào Cai nhiều lần được chọn là trung tâm tỉnh lỵ trong quá trình thay đổi địa giới hành chính

Thành phố Lào Cai được thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường, là thành phố tỉnh lỵ duy nhất của cả nước có đường biên giới. Với vị trí “hạt nhân” của tỉnh, đồng thời là “cầu nối”, cửa ngõ của Việt Nam, trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nhân dân nơi đây luôn kiên cường, sáng tạo trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên và bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc.

Những tình nguyện viên tại “Gặp gỡ 2025”

Những tình nguyện viên tại “Gặp gỡ 2025”

Tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" tổ chức tại Lào Cai, nhiều đại biểu trong và ngoài nước ấn tượng với sự xuất hiện của 20 tình nguyện viên là học sinh đến từ Trường THPT Chuyên Lào Cai.

Số ca mắc sởi ở châu Âu tăng gấp đôi vào năm 2024 - cao nhất trong 25 năm

Số ca mắc sởi ở châu Âu tăng gấp đôi vào năm 2024 - cao nhất trong 25 năm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Quốc tế (UNICEF) hôm nay (13/3) công bố báo cáo cho biết số ca mắc sởi ở khu vực châu Âu đã tăng gấp đôi vào năm 2024 - lên mức cao nhất trong hơn 25 năm qua, đồng thời kêu gọi hành động để tăng cường tỷ lệ tiêm chủng đã giảm trong đại dịch COVID-19.

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Đã thành thông lệ, cứ vào chiều thứ Hai hằng tuần, sau buổi học chính tại trường, nhiều bạn nhỏ gốc Việt tại Australia lại háo hức đến lớp của cô giáo - Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Hiệu trưởng trường Việt ngữ Vietschool, để học tiếng Việt. Những ánh mắt lấp lánh niềm vui, những tiếng đánh vần, giọng đọc tuy còn ngọng nghịu, nhưng đối với các em, đó là cả một sự nỗ lực và say mê.

fb yt zl tw