Bức tranh thủy mặc lớn nhất Việt Nam tự phá kỷ lục

Bức tranh thủy mặc lớn nhất Việt Nam mang tên "Trăm hoa đua nở" vừa ra mắt tối 21/2 tại TP.HCM nhân tết Nguyên tiêu.

Bức tranh thủy mặc được xem là lớn nhất Việt Nam này có kích thước dự kiến ban đầu là 1,1m x 4,5m. Tuy nhiên, do được thực hiện từ một cuốn giấy dài chưa cắt nên kích cỡ tranh đã được tăng lên 1,22m x 5m, tự phá kỷ lục theo nét cọ phóng khoáng của các họa sĩ.

18 họa sĩ chuyên vẽ tranh thủy mặc, trong số hơn 40 họa sĩ thuộc CLB Mỹ thuật Quận 5, TP.HCM đã cùng thực hiện bức tranh kỷ lục theo lối hoa điểu (một trong các phong cách của tranh thủy mặc như sơn thủy, nhân vật...) này . Người khai cọ cho bức tranh là họa sĩ Quang Tồn Chí, với một cành bạch mai ở góc trái tranh. Lần lượt các họa sĩ tiếp nối nhau hoàn tất bức vẽ, lúc nhiều nhất có 8 họa sĩ cùng múa cọ. 

Họa sĩ Trần Văn Hải, người tham gia vẽ phần hoa kiếm lan và phụ trách thường trực trông nom bức tranh, cho biết điểm khó nhất trong việc thực hiện bức Trăm hoa đua nở là phải hòa hợp được bút pháp của tất cả 18 họa sĩ: "Bức tranh thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng tâm của các họa sĩ, phải hiểu nhau rất rõ thì chúng tôi mới có thể vẽ chung được với nhau".

Tuy vậy, phải mất cả tuần, các họa sĩ (người lớn nhất là Văn Tích Túc đã ngoài 80, người trẻ nhất là Lý Chánh Vân mới hơn 20 tuổi) mới hoàn tất được bức tranh mà cả nhóm đã thai nghén ý tưởng từ trước đó cả năm. Nếu sai khác nhau về bút pháp, phải hủy tranh để vẽ lại. Do đó, người vẽ sau phải hiểu và nắm được bút lực của người vẽ trước để nương theo đó mà phóng cọ cho thật khớp và nhuần nhuyễn.

Người thưởng tranh khó nhận ra đây là tác phẩm do nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, họa sĩ Trần Xuyên, người phụ trách việc đề chữ, khâu quan trọng để cho ra một bức tranh thủy mặc hoàn chỉnh, thừa nhận: "Tác phẩm có ưu điểm là các họa sĩ đã kiềm chế mình để hòa hợp với nhau, nhưng có hạn chế là không gian của tranh hơi chật so với sự thoáng đãng của thủy mặc truyền thống".

Bức Trăm hoa đua nở hiện vẫn chưa được bồi và lồng khung, kính vì kích cỡ quá khổ chưa đặt hàng kịp. Tranh được trưng bày đến ngày 29/2 và dự kiến sẽ được bán đấu giá để làm từ thiện.

(Theo VietNamNet)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw