Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp giảm chi tiền túi của người dân

Bộ Y tế đang đề xuất nhiều phương án nhằm giảm tỉ lệ chi tiền túi của người dân như đề xuất gói bảo hiểm y tế (BHYT) bổ sung, thêm kinh phí cho khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT, ưu tiên mở rộng chi trả BHYT sàng lọc một số bệnh…

Theo đó, các đề xuất này được Bộ Y tế xây dựng trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.

Theo Bộ Y tế, phạm vi được hưởng của người có thẻ BHYT hiện khá toàn diện bao gồm các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con, sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng trong những trường hợp nhất định.

Mục tiêu đến năm 2025 là giảm tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế xuống còn 23%. Trong khi đó, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi trả tiền túi từ hộ gia đình.

Do đó, trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất nhiều phương án nhằm giảm tỉ lệ chi tiền túi của người dân như đề xuất gói BHYT bổ sung, thêm kinh phí cho khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT, ưu tiên mở rộng chi trả BHYT sàng lọc một số bệnh…

Việc mở rộng thêm phạm vi quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh đối với một số bệnh, đối tượng theo danh mục và lộ trình do Bộ Y tế quy định căn cứ vào khả năng cân đối của Quỹ BHYT và yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân.

Việc điều chỉnh, mở rộng phạm vi quyền lợi cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp khả năng cân đối của quỹ BHYT, ưu tiên vào các bệnh có nguy cơ mắc cao, gánh nặng bệnh tật lớn nhưng khi phòng ngừa sớm sẽ mang lại tính chi phí- hiệu quả như: ung thư cổ tử cung; tăng huyết áp; đái tháo đường; viêm gan C, B; ung thư vú...

Bộ Y tế nhận định, giải pháp mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính cho người dân. Đặc biệt, người dân sẽ được quỹ BHYT chi trả góp phần đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ chi tiền túi hiện là 43% xuống còn khoảng 23% vào năm 2025.

Khi so sánh giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực về kinh tế thì các tác động tích cực của giải pháp mang lại nhiều giá trị bền vững, các tác động tiêu cực là chi phí cần thiết và có thể bù đắp bằng các giá trị tích cực.

Báo Đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xơ gan do rượu – hậu quả tích tụ từ thói quen tưởng vô hại

Xơ gan do rượu – hậu quả tích tụ từ thói quen tưởng vô hại

Số ca nhập viện vì xơ gan nặng đang gia tăng tại các trung tâm hồi sức, trong đó đa phần là người có tiền sử uống rượu kéo dài. Không ồn ào như những căn bệnh truyền nhiễm, không cấp tính như các tai biến mạch máu não, xơ gan tiến triển âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, chất lượng sống và chi phí điều trị. Trong đó, xơ gan do rượu là dạng bệnh có thể phòng ngừa được nếu từ sớm có sự thay đổi hành vi.

Lào Cai triển khai công tác dược lâm sàng tại tất cả các bệnh viện

Lào Cai triển khai công tác dược lâm sàng tại tất cả các bệnh viện

Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dược, đặc biệt là công tác Dược lâm sàng giữa Sở Y tế tỉnh Lào Cai và trường Đại học Dược Hà Nội để làm căn cứ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hợp tác trong giai đoạn tới; chiều 18/7, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Dược lâm sàng tại tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025.

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại tỉnh Lào Cai về Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2026-2035

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại tỉnh Lào Cai về Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2026-2035

Ngày 18/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, làm việc với Sở Y tế tỉnh Lào Cai về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp và sau hợp nhất.

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Một phân tích tổng hợp vừa công bố trên tạp chí BMJ Evidence Based Medicine cho thấy các hình thức vận động như yoga, thái cực quyền, đi bộ và chạy bộ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm triệu chứng mất ngủ với hiệu quả tương đương, thậm chí vượt trội so với các phương pháp điều trị truyền thống, bao gồm cả liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

fb yt zl tw