Bộ trưởng Nội vụ: Chưa có căn cứ, cơ sở trong việc điều chỉnh tiền lương năm 2026

"Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng trực tiếp lớn, do đó, chúng tôi chưa nắm được năm 2026 có điều chỉnh lương cơ sở và đối tượng có liên quan không”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu.

Tổng rà soát chính sách tiền lương, phụ cấp

Sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội (từ ngày 1/7/2024).

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, liên quan đến điều chỉnh lương cơ sở, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở đã được điều chỉnh tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức tăng tương đương 30%.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

“Như vậy, so với năm 2018 (trước khi có Nghị quyết số 27-NQ/TW) thì mức lương cơ sở đã được điều chỉnh từ 1.390.000 đồng lên 2.340.000 đồng/tháng (tăng thêm 68,3%) cao hơn 43,5% so với mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp”, bà Trà nêu.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, trong điều kiện đất nước còn rất nhiều khó khăn, việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, bổ sung 10% quỹ tiền thưởng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 15% từ ngày 1/7/2024 là một nỗ lực lớn của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và đã cơ bản cải thiện được đời sống người hưởng lương.

“Chúng tôi đang tổng rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến tiền lương, phụ cấp của các đối tượng trong khu vực công liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là xây dựng chính quyền địa phương hai cấp”, theo Bộ trưởng Nội vụ, đây là việc “phải làm ngay” để đảm bảo đến ngày 30/6 sẽ hoàn thiện được nghị định thay thế một loạt các nhóm nghị định liên quan.

Giảm bao nhiêu tổ chức, biên chế, cần có con số cụ thể

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Bộ Nội vụ cần phối hợp với Bộ Tài chính, cần rà soát trong giai đoạn một, khi tiến hành sắp xếp các bộ, ngành ở Trung ương, xem giảm được bao nhiêu tổ chức, biên chế. Từ giảm tổ chức, biên chế thì tiết kiệm ngân sách Nhà nước như thế nào.

Tới đây, khi thực hiện sáp nhập cấp tỉnh, xã, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần có thống kê, xem số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc theo Nghị định 177 và 178 giảm bao nhiêu? Sáp nhập tới đây còn mấy nghìn xã, phải rõ con số, nói có sách, mách có chứng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: QH
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: QH

Khi kết thúc cấp huyện, việc sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã cũng xong hết, lúc đó sẽ ra con số cụ thể, để từ đó có cơ sở đánh giá, xem tiết kiệm ngân sách bao nhiêu, từ đó bố trí cho đầu tư phát triển, chế độ chính sách an sinh xã hội… “Cần phải có bài toán cân đối cho kỹ, khi ra Quốc hội, đại biểu đặt vấn đề, mình còn nói được”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Tiếp thu giải trình sau đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói, thời gian tới sẽ phối hợp đề xuất một số nhiệm vụ liên quan, từ đó đề xuất Ban Chấp hành Trung ương đánh giá lại Nghị quyết 27 để có giải pháp căn cơ, chiến lược, chính sách tiền lương lâu dài.

“Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế giai đoạn 1 (từ 1/3/2024), Bộ Nội vụ sẽ có báo cáo riêng”, bà Trà cho hay.

Sang giai đoạn hai, theo bà Trà, Bộ Nội vụ đang hướng dẫn địa phương thực hiện theo Nghị định 178, bổ sung Nghị định 67 và theo dõi thực hiện Nghị định 177. “Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách với cán bộ không chuyên trách nghỉ theo tinh thần chỉ đạo chung của cấp có thẩm quyền”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.

Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ, toàn bộ các chính sách này có tác động tương đối lớn. Hiện trong giai đoạn một mới tổng hợp một phần. Sau khi tổng hợp đầy đủ sẽ có báo cáo rõ ràng, xác định có bao nhiêu người nghỉ, nguồn kinh phí phải chi trả là bao nhiêu…

Về năm 2026, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, phải tập trung trước mắt vào hoàn thiện toàn bộ hệ thống thể chế, tác động trực tiếp tới cán bộ, viên chức với chính quyền địa phương 2 cấp. “Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng trực tiếp lớn. Do đó, chúng tôi chưa nắm được năm 2026 có điều chỉnh lương cơ sở và đối tượng có liên quan không”, bà Trà bày tỏ.

Theo Bộ trưởng, thời điểm này “chưa có căn cứ và cơ sở điều chỉnh lương”, vì còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế đất nước năm 2025. “Như dự báo, tình hình kinh tế dự kiến rất khó khăn và các vấn đề khác tác động tới thu ngân sách, do đó cần tính toán sau”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều tra, xử lý nghiêm vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Điều tra, xử lý nghiêm vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 40/CĐ-TTg về xử lý việc sản xuất, phân phối sữa giả. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Nông nghiệp và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Chiều 17/4, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ tiễn Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc về nước, kết thúc tốt đẹp Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Tiếp nối chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Trung lần thứ 9, sáng 17/4, tại Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, đã chủ trì lễ đón Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và đoàn đại biểu sang dự các hoạt động trong khuôn khổ giao lưu.

Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Dấu son của người lính xe tăng

Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Dấu son của người lính xe tăng

50 năm trước, chiếc xe tăng 390 đã lao thẳng vào cổng chính di tích lịch sử Dinh Độc Lập, khép lại trang sử chiến tranh, mở ra kỷ nguyên hòa bình, thống nhất đất nước Việt Nam. Hôm nay, trong niềm xúc động trở lại Thành phố mang tên Bác Hồ, ba trong bốn thành viên kíp xe tăng huyền thoại ấy - Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên và Nguyễn Văn Tập lại cùng nhau ôn lại khoảnh khắc mà họ gọi là

Cấp tỉnh tổ chức tối đa 15 sở và tương đương

Cấp tỉnh tổ chức tối đa 15 sở và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo) vừa ký Công văn số 03/CV-BCĐ gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Hiện nay, khi Đảng ta nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân (KTTN), coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển đất nước thì các thế lực xấu nhân cơ hội này xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, cho rằng việc thừa nhận vai trò quan trọng của KTTN là Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo CNTB”. Từ đó chúng rêu rao rằng, đã đến lúc bỏ cụm từ “theo định hướng XHCN”, để KTTN tự do phát triển.

Thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển nhanh, xanh, bền vững

Thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển nhanh, xanh, bền vững

Khẳng định con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

fb yt zl tw