Bộ Giáo dục và Đào tạo: 5 lý do để bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục. 

Học sinh THCS (Ảnh minh họa)
Học sinh THCS (Ảnh minh họa)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến. Tại Dự thảo đưa ra một số thay đổi, trong đó có việc bỏ bằng tốt nghiệp THCS.

Dự thảo Luật quy định bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS; giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường trung học phổ thông (THPT)/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Việc thay thế cấp bằng THCS bằng xác nhận hoàn thành chương trình vẫn bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý cho người học chuyển cấp, học nghề hoặc học tiếp theo nguyện vọng

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 lý do để tiến hành bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Thứ nhất, thể chế hóa kịp thời chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW (năm 2022) và Kết luận số 137-KL/TW (năm 2025) của Bộ Chính trị.

"Việc trao quyền cho người đứng đầu cơ sở giáo dục trong xác nhận, cấp bằng là bước đi cụ thể trong phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý và cơ sở thực thi" - Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Thứ hai, phù hợp với xu thế quản trị hiện đại, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu lực điều hành, góp phần xóa bỏ khâu trung gian hành chính không cần thiết, rút ngắn quy trình, giảm áp lực cho cơ quan quản lý cấp huyện và tỉnh, đồng thời tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trường.

Thứ ba, phù hợp với bản chất của phổ cập giáo dục THCS là chính sách xã hội, không phải là hệ thống đào tạo có đầu ra bằng cấp. Việc xác nhận hoàn thành chương trình học là đủ để phục vụ phân luồng, chuyển cấp, không cần thiết duy trì cơ chế cấp bằng hành chính.

Thứ tư, tiệm cận thông lệ quốc tế, tạo điều kiện hội nhập. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Phần Lan, Canada,... không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà giao quyền xác nhận kết quả học tập cho hiệu trưởng, sử dụng như căn cứ học tiếp lên bậc cao hơn hoặc định hướng nghề nghiệp.

Thứ năm, không ảnh hưởng đến quyền và cơ hội học tập của người học. Việc thay thế cấp bằng bằng xác nhận hoàn thành chương trình vẫn bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý cho người học chuyển cấp, học nghề hoặc học tiếp theo nguyện vọng.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 58/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Lào Cai họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Trong không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những hoạt động giáo dục lòng yêu nước tại các trường học trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, tràn đầy cảm xúc. Các em học sinh từ mầm non đến trung học không chỉ được học về lịch sử mà còn được trải nghiệm những hoạt động thực tế, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

fb yt zl tw