Bộ GD&ĐT cảnh báo rủi ro đối với hơn 72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng đại học

Sau 11 ngày mở cổng xét tuyển đại học, khoảng 390.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng, trong đó 72.000 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT thông tin, hiện cả nước có 390.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng, còn khoảng hơn 550.000 thí sinh chưa đăng ký. Các em còn 8 ngày nữa để tiếp tục đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng.

Với những thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng, bà Thủy cho rằng các em nên bổ sung thêm nhiều nguyện vọng khác vì nếu có rủi ro, hệ thống của Bộ còn xét tuyển tiếp để thí sinh có được các cơ hội khác. Thí sinh nên xếp nguyện vọng mình yêu thích nhất và cảm thấy phù hợp nhất lên đầu.

Đồng thời, bà Thủy cũng khuyên thí sinh không cần đăng ký cả trăm nguyện vọng, điều từng xảy ra vào các năm trước.

Hơn 72.000 thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng đại học.

Với nhóm thí sinh đã trúng tuyển sớm, Vụ trưởng Giáo dục đại học cũng lưu ý các em vẫn phải làm thao tác cuối cùng là đăng ký lên hệ thống của Bộ và nộp lệ phí đúng quy định.

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có giải pháp giảm tình trạng ảo bằng cách yêu cầu thí sinh đăng ký tất cả nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển. Theo đó, cho dù thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vẫn chỉ được xác định trúng tuyển một nguyện vọng đặt ưu tiên cao nhất, đủ điều kiện đỗ.

"Vì thế, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng không hề chiếm chỗ của thí sinh khác như phụ huynh lo lắng", bà Thủy khẳng định.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lưu ý thí sinh nên dựa trên số điểm đã đạt được để chọn theo "ba cấp".

Cấp thứ nhất, các ngành có dự kiến điểm chuẩn cao hơn số điểm mình đạt được (phòng khi điểm chuẩn các ngành đó giảm).

Cấp thứ hai, nhóm các ngành có mức điểm chuẩn ngang bằng với số điểm mình đạt được. Cấp cuối cùng là những ngành có mức điểm chuẩn thấp hơn khả năng của mình.

"Không đến mức 100 nhưng mỗi nhóm, thí sinh nên đăng ký 2-3 nguyện vọng. Sau đó, thí sinh nên sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Với cách đăng ký như vậy, khả năng trúng tuyển vào trường của thí sinh gần như tuyệt đối", ông Triệu nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa, kinh nghiệm các năm trước cho thấy, thí sinh không có chiến thuật tốt trong sắp xếp nguyện vọng có thể bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển vào các ngôi trường yêu thích, thậm chí không thể trúng tuyển đại học vì những sai lầm không đáng có.

Ông nhận định, năm nay nhờ hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ không bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn các phương thức khác nhau cũng như các tổ hợp. Các em chỉ cần chọn ngành, trường mà mình mong muốn. Điều này giúp thí sinh giảm sai sót trong quá trình xét tuyển.

Các em cần chọn đầy đủ các dữ liệu (như học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực…) rồi đánh đúng, tích đủ. Khi đó, hệ thống sẽ đảm bảo xét tuyển cho thí sinh bất kỳ phương thức nào vì đã có đủ dữ liệu.

Những thí sinh đã trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nếu thực sự yêu thích ngành đó, trường đó thì hãy đặt lên nguyện vọng 1. Nếu không, thí sinh hoàn toàn có thể đặt nguyện vọng này xuống phía dưới và đặt những lựa chọn yêu thích hơn lên trên.

Tuy nhiên, cần nhớ lựa chọn tích các nguyện vọng đã trúng tuyển có điều kiện vào danh sách đăng ký nguyện vọng của mình và sắp xếp theo thứ tự từ yêu thích nhất xuống dần, ông Khánh chia sẻ thêm.

Theo VTC News null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Từ ngày 15/7 đến 15/8, Alpha Books phối hợp các thương hiệu sách là Omega Plus, Gamma, Einstein Books, Medinsights và Sống ra mắt và triển khai dự án xã hội "Hỗ trợ xây dựng 100 tủ sách trên khắp cả nước", một sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách và kết nối cộng đồng qua các không gian văn hóa đọc.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw