Bộ GD-ĐT sẽ đề nghị trường đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi THPT

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị các trường đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng thông tin tại buổi họp báo.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng thông tin tại buổi họp báo.

Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị các trường đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đương nhiên phải đảm bảo sự hài hòa về quyền tự chủ của các trường.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết tại buổi họp báo chiều 28/6, sau khi Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.

Xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp

Phát biểu tại họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục Huỳnh Văn Chương, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cho hay kỳ thi thực hiện ba mục tiêu: xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; đánh giá chất lượng giáo dục trên diện rộng và từ đó có chiến lược cho từng vùng miền, nhất là với các vùng miền còn nhiều khó khăn; thứ ba là xét tuyển vào đại học.

Cũng theo ông Chương, kết quả thống kê cho thấy khoảng 45-60% chỉ tiêu xét tuyển vào đại học vẫn sử dụng phương thức xét tuyển theo điểm của Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông.

“Đề thi ngày càng hướng tới đánh giá năng lực người học, có sự phân hoá cao. Theo đó các trường đại học hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi để xét tuyển,” ông Chương nói.

Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có hơn 20 phương thức xét tuyển khác nhau được các trường đại học sử dụng để xét tuyển đầu vào. Kết quả tuyển sinh năm 2023 cho thấy kết quả thi tốt nghiệp vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất.

Tuy nhiên, xu hướng tuyển sinh của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tốp trên đang ngày càng giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức này.

Mới đây nhất, ngày 27/6, Trường Đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố phương thức xét tuyển đại học năm 2025 của trường, theo đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ chỉ còn 15%. Theo đó, trong vòng 5 năm gần đây, tỷ lệ chỉ tiêu trường dành cho phương thức xét tuyển này đã giảm rất mạnh, từ hơn 70% xuống còn 15%.

Thí sinh dự Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thí sinh dự Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đây cũng là xu hướng của nhiều trường khác như Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội, hay cả trường tốp giữa Đại học Giao thông vận tải. Nguyên nhân của điều này, theo lãnh đạo các trường, do đề thi Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông hướng đến mục tiêu chính là xét tốt nghiệp và đã giảm độ phân hóa so với trước đây.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ can thiệp chỉ tiêu?

Việc các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển và thí sinh trúng tuyển sớm trước khi diễn ra Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông đã giúp làm giảm áp lực của kỳ thi đối với thí sinh. “Em đã trúng tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương bằng phương thức khác nên kỳ thi này với em rất nhẹ nhàng,” Vũ Thu Phương, học sinh Trường Trung học phổ thông Việt Đức chia sẻ. Cũng theo Phương, khoảng 50% học sinh trong lớp em đã trúng tuyển sớm vào các ngành học mong muốn.

Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra vấn đề vai trò của kỳ thi với mục tiêu thứ ba của Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông là lấy kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và toàn ngành giáo dục đã và đang thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới kiểm tra, đánh giá với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Các trường đại học thực hiện tự chủ tuyển sinh và hiện vẫn có khoảng 65% chỉ tiêu tuyển sinh được xét tuyển từ điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông, giúp giảm tốn kém cho xã hội, đặc biệt là giúp học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, không có điều kiện đi lại hay tham gia vào nhiều cuộc thi khác nhưng vẫn có cơ hội xét tuyển đại học.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cũng cho hay: “Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ có yêu cầu các trường đại học tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này, đương nhiên phải đảm bảo sự hài hoà về quyền tự chủ của các trường".

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Từ ngày 1/7/2024, việc kiểm tra thông tin các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới... được tích hợp trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), có giá trị như kiểm tra trực tiếp.

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Phía sau các khu phố sầm uất trên địa bàn thành phố Lào Cai còn có nhiều con ngõ nhỏ là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân. Do vướng mắc nhiều quy định nên tại các khu vực này hạ tầng chưa được đầu tư, nhiều nơi chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải chịu nhiều thiệt thòi so với các khu vực lân cận.

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục

Những chính sách mới ra đời của ngành giáo dục có ảnh hưởng lớn tới mọi người dân khi mỗi gia đình đều có con em, người thân đang theo học tại các cơ sở đào tạo. Để tạo được đồng thuận xã hội và thực sự đi vào cuộc sống, ngay từ khi xây dựng, các dự thảo chính sách này phải được truyền thông từ sớm, kịp thời và chính xác thông qua các kênh khác nhau, trong đó không thể thiếu vai trò của báo chí.

Ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Sáng 1/7, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7), truyền thông, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột an sinh xã hội quan trọng; là cơ sở nhằm từng bước hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe; thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già. Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7) năm nay, Bộ Y tế lựa chọn chủ đề: "Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”.

Xin đừng “buông tay”

Xin đừng “buông tay”

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… đăng tải nhiều vụ việc liên quan đến người trẻ có hành vi tự tử, gây ra sự lo lắng và đau thương cho gia đình, bạn bè và cộng đồng. Người trẻ tự tử đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.

Các địa phương tiếp tục có nắng

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (1/7): Các địa phương tiếp tục có nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24 - 27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây đang phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng; vùng cao đêm về sáng trời se lạnh, vùng núi cao trời lạnh.

Ban hành tài liệu hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

Ban hành tài liệu hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành tài liệu “Hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông”, dùng để tập huấn, bồi dưỡng về truyền thông giáo dục sức khỏe tại các cơ sở giáo dục.

fb yt zl tw