Bộ GD-ĐT đề xuất, từ năm 2025 thi tốt nghiệp THPT theo "Lựa chọn 2 + 2"

Sáng 14/11, tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Phương án 1. Cụ thể, mỗi thí sinh thi 4 môn (Lựa chọn 2+2), gồm thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Bộ GD-ĐT đề xuất, từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT theo “Lựa chọn 2 + 2”.

Nêu lý do lựa chọn phương án thi này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, các thí sinh sẽ chỉ còn thi 4 môn (hiện nay thi 6 môn). Theo đó, đảm bảo những yêu cầu là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; số buổi thi giảm 1 buổi còn 3 buổi gọn nhẹ hơn, giảm áp lực và đỡ tốn kém cho xã hội.

“Phương án thi này không gây ra sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói.

Cũng theo ông Thưởng, việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để thi, sẽ có 36 cách thức lực chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lự chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của thí sinh.

“Theo đó các em lựa chọn tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

Theo Bộ GD-ĐT, mục đích tổ chức thi theo phương án này nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Nêu ý kiến tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà giáo dục bên cạnh đồng tình với đề xuất của Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng cần có ngân hàng đề lớn, đủ độ tin cậy; áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức thi...

Các chuyên gia cũng nhắc đến vấn đề học sinh có thể học chỉ tập trung vào các môn thi, do đó, để hạn chế tình trạng “học môn này bỏ môn kia”, cần tăng cường việc dạy học, giải quyết vấn đề từ các thầy cô, có sự cố gắng ủng hộ từ các thầy cô.

Theo các thành viên hội đồng, việc lựa chọn phương án thi nào cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo điều kiện để thí sinh có định hướng nghề nghiệp năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của thí sinh.

PGS.TS Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Làm thế nào để phương án thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT khả thi, chú trọng định hướng nghề nghiệp, cần đảm bảo tính ổn định của phương án. Theo đó, công việc chuẩn bị đòi hỏi công phu, bản lĩnh, kiên định để đảm bảo phương án lựa chọn có tầm nhìn. Cân nhắc yếu tố đầu ra, triển khai thực chất dạy - học, lựa chọn môn thi từ cấp THCS, xác định cho học sinh xu hướng”.

Bộ GD-ĐT nêu 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyện bên lề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyện bên lề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã khép lại với nhiều câu chuyện xúc động. Đó là hình ảnh bố mẹ đồng hành với con trên chiếc xe lăn để đến điểm thi; những thanh niên tình nguyện không quản nắng mưa tiếp sức mùa thi; những thí sinh nén cơn đau vì bệnh để viết tiếp ước mơ của 12 năm học; là những chiến sĩ công an căng mình đảm bảo an ninh, trật tự, hay những suất cơm 0 đồng chứa đựng yêu thương gửi tới các sĩ tử…

Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Sáng nay (27/6), cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, các thí sinh của Lào Cai chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Buổi sáng, thí sinh thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận (thời gian làm bài 120 phút). Theo đăng ký, đối với môn thi này, toàn tỉnh có 8.328 thí sinh dự thi. Tuy nhiên, sáng 27/6 có 8.302 thí sinh tham gia thi (đạt 99,68%), 26 thí sinh vắng thi.

Bộ Tư pháp thông tin về đề xuất cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Bộ Tư pháp thông tin về đề xuất cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Theo Dự thảo Nghị quyết về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương đang thiếu giáo viên giảng dạy các môn Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ, Nghệ thuật cấp tiểu học, trung học cơ sở được tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để trở thành giáo viên dạy các môn học này.

fb yt zl tw