Bộ đội Biên phòng: Đột phá mới trong thực hiện nền tảng cửa khẩu số

Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính quân sự và ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Những chuyển biến đột phá trong đơn giản hóa quy trình thủ tục biên phòng ở cửa khẩu góp phần tạo sự thông thoáng, thuận lợi an ninh, an toàn cho hoạt động lưu thông biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới

Năm 2023, những biện pháp cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tạo thuận lợi, thông thoáng, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu thông xuất, nhập cảnh (XNC), xuất, nhập khẩu, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những đột phá này đã góp phần quan trọng cho BĐBP trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát XNC tại các cửa khẩu, cảng biển.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Móng Cái, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho khách qua hệ thống mã vạch, nhận diện khuôn mặt tại cổng kiểm soát tự động ở cửa khẩu.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Móng Cái, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho khách qua hệ thống mã vạch, nhận diện khuôn mặt tại cổng kiểm soát tự động ở cửa khẩu.

Theo Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu BĐBP: Năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh BĐBP về công tác CCTTHC, Cục Cửa khẩu BĐBP đã tham mưu cho Bộ tư lệnh thực hiện CCTTHC trong lĩnh vực quản lý cửa khẩu, kiểm soát XNC, đạt nhiều kết quả nổi bật, như: Đã đề xuất phương án ứng dụng công nghệ mã vạch để đơn giản hóa quy trình kiểm soát các loại giấy phép cho người ra, vào hoạt động tại cửa khẩu cảng, đơn giản hóa 5/12 thủ tục hành chính nội bộ, vượt 21,7% so với mục tiêu đã đặt ra cho cả giai đoạn 2022-2025.

Hiện nay, toàn bộ 45 thủ tục hành chính BĐBP đang thực hiện đã được phân cấp triệt để đến cấp đồn, trạm biên phòng. Từ ngày 20-3-2023 đã kết nối Cổng thông tin điện tử Biên phòng với Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, tính đến ngày 15-11-2023 đã đồng bộ được gần 26.000 bộ hồ sơ điện tử lên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, 100% được giải quyết đúng thời hạn.

Tại tuyến cửa khẩu biên giới đất liền, BĐBP đã triển khai 5/6 thủ tục biên phòng điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, 19 hệ thống cổng kiểm soát tự động tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính thuộc 9 tỉnh biên giới. Triển khai kiểm soát XNC bằng mã vạch, 10 ngày đóng dấu kiểm chứng 1 lần tại 18 cửa khẩu; đang chỉ đạo BĐBP tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai phối hợp với các cơ quan, sở ngành tại địa phương triển khai thực hiện mô hình cửa khẩu thông minh, nền tảng cửa khẩu số tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị/Hữu Nghị Quan; Lào Cai/Hà Khẩu và một số cặp cửa khẩu trọng điểm.

Tại tuyến cửa khẩu cảng, đã triển khai 10 thủ tục biên phòng điện tử lĩnh vực quản lý biên giới thuộc phạm vi chức năng quản lý của BĐBP và thực hiện 2 thủ tục lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; thủ tục biên phòng điện tử được thực hiện với tất cả loại tàu biển theo Cơ chế một cửa quốc gia tại tất cả cửa khẩu cảng trên toàn quốc.

Doanh nghiệp, người làm thủ tục có thể thực hiện khai báo ở bất cứ nơi nào có internet và nhận kết quả hoàn thành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, không phải nộp hồ sơ giấy; thủ tục được hoàn thành trước khi tàu đến, rời cảng; thực hiện cấp, kiểm soát các loại giấy phép bằng mã vạch tại 17/38 cửa khẩu cảng, trong thời gian tới sẽ triển khai tại tất cả cửa khẩu cảng trên toàn quốc, tiến tới điện tử hóa đối với các thủ tục hành chính trong cấp các loại giấy phép tại cửa khẩu.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho khách du lịch.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho khách du lịch.

Cải cách hành chính gắn với nền tảng cửa khẩu số

Hiện nay, các đơn vị trong BĐBP đang tăng cường phối hợp với các lực lượng, cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương trong triển khai CCTTHC gắn với CĐS; chủ động phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thống nhất nội dung, phương thức kết nối đồng bộ khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về XNC để phục vụ cho các yêu cầu công tác CCTTHC và CĐS.

Một trong những điểm sáng về CĐS của BĐBP là hoạt động nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền, cảng biển do Bộ Quốc phòng quản lý. Việc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử theo hình thức dịch vụ công mức độ 3, 4 tại cửa khẩu cảng là bước đột phá quan trọng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, nâng cao năng lực kiểm soát XNC trong tình hình mới.

Với quy trình thực hiện đơn giản, phần mềm dễ sử dụng và các tính năng thuận tiện, Cổng thông tin thủ tục Biên phòng điện tử cảng biển kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chủ trương đẩy mạnh CCTTHC tại cảng biển của Chính phủ, phù hợp với tiêu chuẩn và khuyến nghị của Công ước FAL 65 về “Tạo thuận lợi cho hoạt động hàng hải quốc tế” mà Việt Nam là thành viên.

“Cổng kiểm soát XNC tự động” theo mô hình của các nước tiên tiến sau một thời gian thử nghiệm đang được mở rộng triển khai tại 17 đơn vị cửa khẩu trọng điểm tuyến biên giới đất liền đã cho thấy tính ưu việt của CĐS. Hệ thống này được tích hợp những công nghệ hiện đại, như: Nhận dạng sinh trắc học bằng vân tay và hình ảnh, tự động hóa các bước trong quy trình thực hiện thủ tục XNC.

Thời gian làm thủ tục cho một hành khách từ 30 giây giảm xuống chỉ còn 7 đến 12 giây, vừa lưu trữ được dữ liệu, hình ảnh của hành khách, phục vụ công tác nghiệp vụ, tạo được hình ảnh hiện đại của cửa khẩu, đồng thời 80 hệ thống camera giám sát được lắp đặt đồng bộ cũng phát huy hiệu quả trong giám sát an ninh, trật tự tại các cửa khẩu, cảng biển, góp phần giảm nhân lực và trợ giúp cho công tác quản lý, điều hành của người chỉ huy.

Đặc biệt, BĐBP đã báo cáo Bộ Quốc phòng phối hợp triển khai “Kiểm soát XNC bằng mã vạch” tại 18 cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc đối với cư dân biên giới được cấp giấy thông hành và 7 cảng biển đối với người được cấp các loại giấy phép tại cảng và lên, xuống tàu. Với hình thức này, thông tin nhân thân được nhập vào hệ thống và mã hóa dưới dạng mã vạch rồi dán lên giấy thông hành hoặc giấy phép. Cán bộ làm thủ tục sử dụng đầu đọc mã vạch để đọc thông tin của khách và nhập vào phần mềm kiểm soát XNC, thực hiện 10 ngày kiểm chứng một lần. Do đó, đã rút ngắn thời gian kiểm soát, đăng ký từ 1 phút xuống còn 15-20 giây/người đối với cư dân biên giới, từ 2-3 phút/người xuống còn khoảng 30 giây/người đối với người hoạt động tại cảng biển, không bị sai sót trong quá trình nhập dữ liệu

Ngoài ra, hệ thống phần mềm quản lý, kiểm soát XNC theo mô hình tập trung cơ sở dữ liệu hiện đang được triển khai tại 71 đơn vị cửa khẩu tuyến biên giới đất liền cũng phát huy được tính ưu việt trong thống nhất được cơ sở dữ liệu của hành khách, phương tiện và xử lý vụ việc từ các đơn vị cửa khẩu trực tuyến về Bộ tư lệnh BĐBP. Đồng thời, góp phần tra cứu dữ liệu, lịch sử XNC của hành khách cũng như đối tượng quản lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.

Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh BĐBP khẳng định: Thời gian tới, Bộ tư lệnh BĐBP tiếp tục tăng cường công tác CCTTHC gắn với CĐS trong công tác kiểm soát XNC. Tập trung nghiên cứu ứng dụng nền tảng số để đẩy mạnh hơn nữa công tác CCTTHC, từng bước chuyển dần từ nền tảng thủ tục biên phòng điện tử sang nền tảng thủ tục biên phòng số, tự động hóa trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Gắn chặt giữa CCTTHC với CĐS, theo phương châm “cải cách là nền tảng, công nghệ là giải pháp, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu phấn đấu”.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Sức trẻ trong phong trào 'Bình dân học vụ số'

Từ những bài học kinh nghiệm của phong trào “Bình dân học vụ”, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp trên cả nước đang sôi nổi triển khai nhiều đội hình thanh niên hỗ trợ, mở các lớp học nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân với trọng tâm là người cao tuổi, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, các tổ công nghệ số cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tại các địa phương.

fb yt zl tw