Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5. Ngày 6/9, khi bão Yagi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), nó đã mạnh hơn gấp đôi kể từ khi rời miền Bắc Philippines hai ngày trước đó. Khi bão số 3 (Yagi) trên đường tiến vào đất liền Việt Nam, nó đã tăng cấp rất nhanh và không theo quy luật.

Trong khi đó, tuy bão Francine đã giảm cường độ sau khi “quần thảo” bang Louisiana (Mỹ) nhưng nó đã bất ngờ tăng cấp lên bão cấp 2. Bão Francine đổ bộ Louisiana ngày 11/9 với sức gió khoảng 160 km/h, gây lũ quét và mất điện ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Thậm chí New Orleans phải hứng chịu lượng mưa lớn tương đương một tháng chỉ trong một ngày.

Ban đầu, các nhà dự báo khí tượng cho rằng Francine sẽ là bão cấp 1. Thay vào đó, cơn bão nhanh chóng tăng cấp lên bão số 2 ngay trước khi đổ bộ đất liền. Nhà khí tượng học Heather Zons tại Weather Channel cho biết: “Francine đã tăng tốc độ thêm 56 km/h chỉ trong một ngày”.

Các nhà khoa học đánh giá rằng việc các cơn bão tăng cấp thần tốc sẽ phổ biến hơn trong tương lai do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tăng cấp của các cơn bão ngày nay cao hơn 30% so với thập niên 90 của thế kỷ trước.

Bão Ian từng tăng cấp nhanh chóng và bất ngờ lên bão số 5 ngay trước khi đổ bộ Florida (Mỹ) năm 2022 khiến 149 người thiệt mạng.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng kể từ những năm 1970, số cơn bão tăng cấp lên bão số 4 hoặc số 5 với sức gió trên 210 km/h đã tăng gấp đôi tại Bắc Đại Tây Dương.

Khí nhà kính “giam” nhiệt trong không khí, dẫn đến đại dương tăng nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ đại dương ấm hơn cũng góp phần khiến các cơn bão nhiệt đới tăng cấp nhanh chóng. Các cơn bão hút năng lượng từ đại dương và chuyển thành gió mạnh. Để bão phát triển, nhiệt độ nước thường ở mức 26,5 độ C trở lên. Nhiệt độ nước càng cao thì càng có nhiều năng lượng để tăng cường cơn bão.

Ngay cả các mẫu dự đoán thời tiết tiên tiến như Trung tâm Bão quốc gia Mỹ sử dụng hiện nay cũng không thể luôn phát hiện được thay đổi vào phút cuối của bão.

Nhà nghiên cứu Jennifer Collins tại Đại học Nam Florida nhận định, các cơn bão tăng từ cấp số 1 lên bão to rất nhanh chóng. Điều đó có thể khiến nhiều người không kịp chuẩn bị.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận thế giới trong tuần (9-15/9).

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/9, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt nghiêm trọng đã nhấn chìm thành phố Maiduguri, Đông Bắc nước này, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời. NEMA quan ngại con số thiệt hại sẽ còn tăng lên.

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Kinh tế thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Hai năm sau khi vọt lên ở mức 8 - 9%, lạm phát ở Mỹ và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2% trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

fbytzltw