Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

z5819841837334_ea8664601c16874b19b1ed8ff14a5314.jpg
Hàng nghìn mét khối đất đá gây ách tắc tại Km2, Tỉnh lộ 156, đoạn thuộc xã Bản Vược.

Tại điểm sạt lở kilômét số 2 (tính từ ngã tư xã Bản Vược) tuyến Tỉnh lộ 156, kết nối trung tâm huyện tới các xã Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Thàng, Dền Sáng, Ý Tý nối với xã Bản Vược, hàng nghìn mét khối đất đá sạt lở từ taluy dương và sụt sạt một phần mặt đường phía taluy âm đã gây ách tắc giao thông toàn tuyến (từ ngày 9/9).

Giải phóng điểm sạt lở tại Km2, Tỉnh lộ 156.

Sau 18 giờ huy động nhiều máy móc, phương tiện, nhân lực tiếp cận và san gạt, đào lấp, đến 11 giờ 15 phút ngày 11/9, điểm ách tắc này mới được tạm thời lưu thông, đảm bảo cho các phương tiện xe máy, xe ô tô (loại gầm cao) đi qua để giải phóng các điểm tiếp theo.

z5818819273795_e089a2bc5b040619060dc42462073e09.jpg
Tập trung máy móc để thông đường sau 18 giờ làm việc liên tục.

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, trong khi tuyến đường từ xã Bản Vược tới xã A Mú Sung đang bị chia cắt bởi mưa lũ thì việc giải phóng “cửa ngõ” Tỉnh lộ 156 tại Km2 là đặc biệt quan trọng. Điều này cũng lý giải tại sao việc tổ chức thay phiên các ca máy xúc thông đường và làm việc liên tục 18 giờ là không thể không thực hiện.

Hàng trăm phương tiện chờ đợi sau nhiều giờ để được lưu thông trên Tỉnh lộ 156.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi lệnh thông đường phát đi, hàng trăm xe máy, ô tô đã vội vã vượt qua đoạn đường vừa giải phóng sau nhiều giờ chờ đợi.

Theo thông tin của UBND huyện Bát Xát, sau khi thông điểm quan trọng và khối lượng lớn đất đá tại Km2, ngành giao thông tỉnh và huyện Bát Xát tiếp tục di chuyển máy móc tới giải quyết các điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 156 tại xã Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum.

Thông tin của phóng viên cập nhật lúc 15 giờ 10 ngày 11/9, tức là sau hơn 4 tiếng thông đường tại Km2, Tỉnh lộ 156 mới đảm bảo giao thông tạm thời từ Bản Vược tới khu vực Trường Tiểu học Mường Vi (8 km). Trước đó, trong chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường công tác thi công thông đường Tỉnh lộ 156.

z5818884518027_a1a0258d05105cd33e56c0c6d5ddf66a.jpg
Người bị thương do ảnh hưởng của mưa lũ được ưu tiên qua đường trước để tới cơ sở y tế cứu chữa.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Kiều Hưng, Chủ tịch UBND xã Bản Xèo cho hay: Từ trung tâm xã Bản Xèo tới ngã ba thôn Cán Tỷ (đường nối Tỉnh lộ 156 tới thị xã Sa Pa) dài hơn 2 km đang có 5 điểm sạt lớn gây ách tắc giao thông, nếu tính tới trung tâm xã Mường Hum (chiều dài 8 km) thì có gần 20 điểm sạt lớn khiến phương tiện giao thông không thể đi qua.

Đảm bảo giao thông cho lãnh đạo ngành, cơ quan chức năng đi kiểm tra, chỉ đạo thông đường.

Theo báo cáo của UBND huyện Bát Xát, tính đến thời điểm 11 giờ ngày 11/9, trên địa địa bàn huyện vẫn có nhiều điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 158 với khối lượng đất đá lớn nhất toàn huyện. Trong đó, đoạn từ xã A Lù đến xã Y Tý sạt nhiều vị trí, khối lượng đất đá hơn 3.000 m3; tại khu vực thôn Mò Phú Chải, xã Y Tý đang tiếp tục sạt với khối lượng hơn 4.000 m3; đoạn xã Mường Hum tới xã Sàng Ma Sáo sạt 1.500 m3.

z5819841849595_1cb2742816200010b95a01a5f7d35e89.jpg
Người dân nhanh chóng vượt Km2 sau khi có lệnh thông đường.

Riêng Tỉnh lộ 156, đoạn Bản Vược tới xã Bản Xèo có nhiều điểm sạt taluy với khối lượng đất đá hơn 1.000 m3, đoạn từ xã Bản Xèo lên tới xã Mường Hum khối lượng đất đá sạt xuống đường khoảng 800 m3. Tuyến đường nối Bản Xèo đi Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa (địa phận huyện Bát Xát), các điểm sạt có khối lượng đất đá hơn 400 m3.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lào Cai, ông Nguyễn Ngọc Sáng, Chánh Văn phòng UBND huyện Bát Xát cho biết: Hiện các tuyến tỉnh lộ, đường do huyện quản lý và đường giao thông nông thôn trên địa bàn đang có nhiều điểm sụt, sạt gây ách tắc giao thông. Huyện đang chỉ đạo tập trung giải phóng các điểm sạt lở để đảm bảo giao thông trên các huyết mạch trọng yếu như Tỉnh lộ 156, Tỉnh lộ 158, Tỉnh lộ 155.

Người dân trở về nhà sau nhiều giờ bị ách tắc tại Bản Vược.

Một số địa phương có khối lượng đất đá sạt lở lớn chưa được giải phóng tại huyện Bát Xát tính đến 15 giờ ngày 11/9 như sau:

Đường trục thôn Mà Mù Sử II - Ky Quan San (xã Sàng Ma Sáo) có khối lượng 1.000 m3; đường trục thôn Ná Nàm (xã Bản Qua) có 8 điểm sạt lở với khối lượng đất đá 1.000 m3; đường Mường Hum đi xã Dền Thàng - Dền Sáng sạt 23 điểm với khối lượng đất đá hơn 500 m3...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw