Chưa tìm thấy 10 người mất tích tại huyện Bát Xát

Do mưa lớn, đất đá sụt sạt liên tục khiến việc tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên địa bàn huyện Bát Xát gặp nhiều khó khăn.

1 (5)a.jpg
1 (6).jpg
Mưa bão gây hỏng nhiều ngôi nhà trên địa bàn huyện Bát Xát.

Theo báo cáo của UBND huyện Bát Xát, hiện trên địa bàn huyện đang tiếp tục có mưa to. Mực nước tại các hồ chứa thuỷ điện ở các xã Mường Hum, Nậm Pung, Trung Lèng Hồ, Bản Vược, Bản Xèo dâng cao, các đơn vị đang thực hiện xả qua cửa xả và mặt tràn.

Mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Bát Xát từ ngày 8 – 9/9 đã khiến 10 người mất tích, 5 người bị thương; 201 ngôi nhà bị ngập úng, hư hỏng (133 nhà ngập úng, 57 nhà bị sạt taluy, 11 nhà bị vùi lấp, sập đổ hoàn toàn); tổng số hoa màu bị ngập úng, lũ quét là 164,7 ha; hàng chục tấn cá nước lạnh của người dân bị thiệt hại…

PN1 (4).jpg
Mưa lũ khiến việc đi lại của người dân Bát Xát gặp nhiều khó khăn.
PN1 (2).jpg
Cầu treo dân sinh trên địa bàn xã Phìn Ngan bị hỏng.
PN1 (5).jpg
Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Bát Xát bị sạt lở.

Mưa lũ gây ra hàng trăm điểm sạt lở, ngập úng trên tuyến Tỉnh lộ 156, Tỉnh lộ 156B, Tỉnh lộ 158, Tỉnh lộ 155; các đường huyện, đường xã, đường liên thôn…

Hiện tại, trên địa bàn huyện có 2 nhà mạng VNPT (Vinaphone) và Viettel cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc. Đến 16 giờ 30 phút ngày 9/9, nhà mạng Vinaphone đã bị đứt cáp thông tin, mất sóng khu vực xã Quang Kim, Phìn Ngan, Trung Lèng Hồ, Sàng Ma Sáo, Dền Thàng, Nậm Pung, Dền Sáng, Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Nậm Chạc.

Nhà mạng Viettel bị mất sóng khu vực xã Y Tý, thôn San Lùng, xã Bản Xèo. Hiện các nhà mạng đang cử cán bộ kỹ thuật rà soát, khắc phục, sửa chữa trong thời gian sớm nhất.

A5.jpg
Các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ.

Hiện huyện Bát Xát đã thành lập 2 đoàn gồm 5 đồng chí lãnh đạo huyện tiếp cận các địa điểm bị sạt lở để trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại các xã Quang Kim, A Lù, Trịnh Tường, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ…; trưng tập nhiều phương tiện, máy móc khắc phục các điểm sạt lở đảm bảo các tuyến đường được lưu thông để các lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận khu vực sạt lở tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm, dụng cụ thiết yếu để cung ứng kịp thời cho Nhân dân các khu vực bị thiên tai.

Tính đến 16 giờ 00 ngày 9/9, toàn huyện đã di chuyển được 269 hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập úng đến nơi an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

fbytzltw