Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Bát Xát có 23 nhóm ngành dân tộc, sở hữu kho tàng văn hóa, nghệ thuật lớn, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, như: Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì đen; Nghệ thuật múa khèn của người Mông; Lễ Khoi Kìm của người Dao; Lễ Gạ Ma Do của người Hà Nhì; Nghi lễ Then của người Giáy; Lễ hội Pút Tồng của người Dao đỏ; Tri thức dân gian trong canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì...

Ngoài ra, đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát còn bảo tồn, trao truyền và phát triển các nghề thủ công truyền thống độc đáo, như đan lát tre, mây, nứa, vầu; ủ bia của người Hà Nhì, chạm khắc bạc, nấu rượu của người Dao; may thêu, dệt vải, rèn nông cụ của người Mông, Dao…

231.jpg

Ông Phạm Văn Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát cho biết: Để văn hóa các dân tộc ngày càng đậm đà bản sắc, các cấp, ngành chức năng của huyện đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu gìn giữ, phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa.

232.jpg

Huyện Bát Xát đã triển khai Đề án 05 về “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020 - 2025”; phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh công tác quy hoạch, trọng tâm là khu vực Y Tý; rà soát thống kê, quản lý các tài nguyên du lịch; xây dựng Đề án phát triển du lịch Y Tý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thành lập Ban Chỉ đạo du lịch cấp huyện, Tổ quản lý du lịch Y Tý - Mường Hum và xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý Di tích và phát triển du lịch cấp huyện. Đồng thời, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông, qua các sự kiện, hội nghị; bước đầu hình thành và gắn kết chuỗi sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống với các hoạt động du lịch…

233.jpg
234.jpg

Đến nay, huyện Bát Xát có 2 di tích được công nhận cấp quốc gia và 7 di tích cấp tỉnh. Thời gian tới, huyện Bát Xát tập trung nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tạo thuận lợi để đội ngũ nghệ nhân ở địa phương sáng tạo, trao truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ và tham gia các hoạt động quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển theo phương châm “biến di sản thành tài sản”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Trong không khí rộn ràng đón xuân, tại Bản Mây (sân ga Cáp treo Fansipan - thị xã Sa Pa), show diễn đặc biệt mang tên “Hỷ sắc Lạc Hồng” đã dẫn dắt khán giả bước vào từng nghi thức lễ cưới linh thiêng và giàu cảm xúc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Hội diễn văn nghệ sinh viên “Khát vọng non sông”

Hội diễn văn nghệ sinh viên “Khát vọng non sông”

Tối 8/1, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức hội diễn văn nghệ sinh viên với chủ đề “Khát vọng non sông” nhân kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025).

Giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu tại Triển lãm "Đảng ta thật là vĩ đại"

Giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu tại Triển lãm "Đảng ta thật là vĩ đại"

Theo thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”  sẽ diễn ra từ ngày 15/1 đến 21/1 (tức ngày 16 đến 22 tháng Chạp) tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (số 118 đường Chu Văn An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên). Lễ khai mạc diễn ra vào 19 giờ tối 15/1. 

Ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ngày 8/1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân chủ trì phối hợp Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và gia đình Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Hành trình vì hòa bình" của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng.

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

"Dệt" bức tranh văn hóa xứ Mường

Ở vùng cao Mường Khương có 14 nhóm, ngành dân tộc cùng sinh sống và sở hữu những giá trị văn hóa độc đáo. Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, khi đất trời giao hòa, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì nét đẹp văn hóa ấy lại càng có dịp bộc lộ và tô điểm cho mùa xuân xứ Mường thêm rực rỡ, sinh động những sắc màu.

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Với chủ đề “Hoa Đào Xứ Lạng - toả sắc muôn phương”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/1/2025 đến 26/2/2025 (tức từ 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Người "giữ lửa" để vang mãi điệu khèn trên vùng cao Tả Phìn

Ở thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Nghệ nhân dân gian Sùng A Hòa được biết đến là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp và là người luôn sẵn sàng truyền dạy những điệu khèn cho các chàng trai người Mông, bởi anh am hiểu nét văn hóa truyền thống, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của đồng bào quê anh.

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tinh hoa làng nghề hội tụ

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

fb yt zl tw