Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ “Chào xuân qua biên giới” và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là một trong những hoạt động thắm tình hữu nghị Việt - Trung được thực hiện từ nhiều năm nay. Năm nay, chương trình diễn ra trong hai đêm (15/1 và 16/1) tại Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và thành phố Lào Cai (Lào Cai - Việt Nam).

Tham dự chương trình, đại biểu và Nhân dân sẽ được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Ca múa châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai biểu diễn.

z6226757602082-6fd7253d15cdb5ad32ed4a655cb36ff1.jpg
Tập thể nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh luyện tập chuẩn bị cho chương trình.

Để có chương trình nghệ thuật đặc sắc, tạo nên những nhịp điệu chào xuân vui vẻ, hai bên đã thống nhất lựa chọn những tiết mục ấn tượng. Mỗi tiết mục là lời ngợi ca quê hương, đất nước, tình hữu nghị, đoàn kết mang đậm bản sắc văn hóa, nhằm giới thiệu, quảng bá về đất và người của mỗi địa phương, quốc gia, dân tộc.

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Do đó, khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị các tiết mục phục vụ chương trình giao lưu, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh đã có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng từ việc lên ý tưởng xây dựng các tiết mục đến lựa chọn các nghệ sỹ, diễn viên thể hiện. Để có chương trình văn nghệ đặc sắc và hoành tráng, Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh đã huy động tối đa nghệ sỹ, diễn viên của đoàn tham gia dàn dựng và luyện tập. Do chương trình thực hiện trùng với nhiều hoạt động đầu năm nên Đoàn đã sắp xếp thời gian cụ thể, luyện tập đêm ngày để có được những tiết mục đặc sắc phục vụ khán giả và Nhân dân 2 bên biên giới.

00:00 / 00:00

Ông Nông Mạnh Kiểm, Phó Trưởng Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh cho biết: Ngay khi nhận nhiệm vụ, Đoàn đã khẩn trương triển khai đến tất cả các nghệ sỹ, diễn viên, đồng thời xây dựng kịch bản chương trình. Có rất nhiều ý tưởng được xây dựng, tuy nhiên để đảm bảo tinh thần giao lưu, hữu nghị vui tươi đầu năm mới, chúng tôi lựa chọn các tiết mục vui nhộn, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Giao lưu văn nghệ “Chào xuân qua biên giới” là chương trình nghệ thuật truyền thống của Lào Cai (Việt Nam) và Hồng Hà (Trung Quốc) được tổ chức qua nhiều năm, do đó, mỗi năm thực hiện, chúng tôi luôn chú ý đến sự mới mẻ để tạo sự hấp dẫn cho chương trình.

z6226757906951-11611382e0eb896a49e4589aa359210c.jpg
Mỗi tiết mục Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh mang đến chương trình đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại chương trình được tổ chức vào đêm 15/1 tại Quảng trường Bắc Sơn huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đoàn nghệ sỹ Lào Cai sẽ thể hiện 3 tiết mục hát: Hát múa “Âm vang nhịp sống Lào Cai”, múa dân gian dân tộc Dao “Cú sí lủ a rây - mùa hái bông trên nương” và múa dân gian dân tộc Mông “Mùa váy mới”.

Vào đêm 16/1, tại Quảng trường phố Đinh Lễ, thành phố Lào Cai (Việt Nam), đoàn Lào Cai sẽ thể hiện 8 tiết mục hát, múa, trong đó có liên khúc hát múa “Lào Cai - Vân Nam chung một bài ca Việt Nam - Trung Hoa” thể hiện chung cùng Đoàn Ca múa châu Hồng Hà.

00:00 / 00:00

Là một trong những nghệ sỹ, diễn viên tham gia biểu diễn tại chương trình, chị Chu Thị Ngọc Quỳnh chia sẻ: Tôi và các anh, chị em của Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh rất vinh dự khi được tham gia chương trình giao lưu văn nghệ có quy mô như thế này. Do đó, chúng tôi đã nỗ lực và nghiêm túc tập luyện để góp phần lan tỏa thông điệp đoàn kết, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai địa phương.

z6226758253501-1a16a7b06abf8190a9677595807e73ad.jpg
Công tác chuẩn bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ chương trình tổ chức bên phía Lào Cai đang được tích cực thực hiện.

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc không chỉ là hoạt động văn hóa, văn nghệ, mà còn là chuỗi các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Sự thành công của chương trình sẽ góp phần tô thắm mối quan hệ hữu nghị bền chặt của hai địa phương và hai nước.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw