Bất chấp các quy định ngặt nghèo hơn, du học sinh vẫn đổ xô đến Australia

Australia vừa chạm mốc lịch sử về số lượng sinh viên quốc tế. Dữ liệu do Bộ Nội vụ Australia công bố cho thấy tính đến ngày 29/2/2024, có 713.144 sinh viên quốc tế đang theo học tại quốc gia châu Đại Dương này, góp phần làm tăng số lượng di dân tạm trú lên mức cao kỷ lục, tổng cộng là 2,8 triệu người.

Đại diện các bạn sinh viên Việt Nam tại Australia. Ảnh (tư liệu): Văn Linh/Pv TTXVN tại Sydney, Australia

Thực tế này cho thấy dù Chính phủ Australia tăng cường từ chối thị thực sinh viên, lượng du học sinh đến quốc gia này vẫn tăng kỷ lục. Trước đó, để giảm số lượng sinh viên quốc tế ngày càng tăng, Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã khởi xướng các biện pháp được nêu trong đánh giá di trú, bao gồm nâng cao yêu cầu về tiếng Anh đối với thị thực sinh viên quốc tế và ban hành một bài kiểm tra “sinh viên chân chính” để ngăn cản những người không thực sự đến Australia để học.

Dù số lượng sinh viên quốc tế cao kỷ lục, song dữ liệu của Chính phủ Australia cũng cho thấy số lượng thị thực sinh viên bị từ chối cũng tăng vọt, với hơn 50.000 đơn đăng ký bị từ chối trong 3 tháng tính đến tháng 2/2024. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng các biện pháp vội vàng nhằm giảm số lượng sinh viên quốc tế có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với ngành giáo dục và nền kinh tế nói chung bởi giáo dục quốc tế là một lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Australia, trị giá khoảng 50 tỷ AUD (khoảng 33 tỷ USD) trong năm 2023.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sự thay đổi trong xu hướng chọn nơi du học của các sinh viên quốc tế đang chuyển từ các điểm đến lớn như Canada, Vương quốc Anh và Australia sang các quốc gia nhỏ hơn như New Zealand, Đức và Mỹ. Sự thay đổi này diễn ra sau khi Chính phủ các nước Canada, Anh và Australia đưa ra các chính sách hạn chế hơn để quản lý tình trạng gia tăng số lượng sinh viên quốc tế.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

fb yt zl tw