Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá ngắn quý hiếm 

LCĐT - Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn đang xây dựng Đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển loài thông tre lá ngắn. Đây là loài thực vật quý hiếm, thuộc nhóm IIA trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá ngắn quý hiếm (tên khoa học Podocarpuspilgeri), thuộc họ Kim giao, với khoảng hơn 30 cá thể, cây có đường kính dao động từ 20 – 25 cm.

Loài thông tre lá ngắn sinh trưởng ở độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển, tại tiểu khu 518, xã Nậm Xé (trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn quản lý).

Đặc điểm nhận dạng của cây thông tre lá ngắn là loài gỗ nhỏ, nhiều khi lùn, dạng bụi, thường xanh, ít khi cao 10 – 15 m; vỏ cây mỏng, màu vàng xám. Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục mác, dài 1,5 – 5 cm, rộng 0,3 – 1,2 cm, mép lá nguyên, tròn tù, đôi khi nhọn đầu. Cây khác gốc, nón đực đơn độc hay chụm hai, hình trụ dài 1,5 – 5 cm. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá, có cuống dài 3 – 13 mm. Hạt hình cầu, đường kính 7 – 10 mm. Đế hạt dài 7 – 12 mm. 

Đặc điểm nhận dạng cây thông tre lá ngắn.
Đặc điểm nhận dạng cây thông tre lá ngắn.

Về sinh thái, loài cây này thường mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng lùn ở đỉnh núi và dông, ở độ cao khoảng 500 – 1600 m. Cây mọc rải rác dưới tán rừng Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), trên sườn núi đá vôi, hay một số loại đá khác. 

Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học về hệ thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, đơn vị đang có kế hoạch xây dựng Đề tài nghiên cứu khoa học về loài thông tre lá ngắn.

Theo đó, sẽ phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu, điều tra thêm về loài cây này. Từ đó có phương án bảo tồn, nhân giống phát triển. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw