Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật

LCĐT - Ngày 23/11, Lễ tiếp nhận di vật, cổ vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng cho Bảo tàng tỉnh năm 2022 đã được tổ chức tại hội trường Bảo tàng tỉnh.

Dự lễ tiếp nhận có đại diện Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và các câu lạc bộ nghiên cứu, sưu tầm cổ vật một số địa phương trong nước tham gia hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật ảnh 1
Quang cảnh lễ tiếp nhận.

Theo đó, sau 5 tháng triển khai Cuộc vận động hiến tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai do UBND tỉnh phát động, đến nay, Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận được 603 di vật, cổ vật do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh trao tặng. 

Trong đó, các di vật, hiện vật tập trung vào sản phẩm đồ đá, đồ đồng thời tiền sơ sử, đồ gốm thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam và cận hiện đại (bao cấp) như đá (rìu đá), đồng, kim khí (âu, nồi, nhẫn, vòng tay, vòng cổ, mũi tên, tiền); sắt (ca, mũi tên); đất nung (con dọi, trụ xoay chế tác gốm); gốm sứ (bát, đĩa, nậm, ấm, chén, hộp phấn, tượng, điếu bát, bình vôi, bình hoa,..); sành (ấm, hũ, vò, vại); chất liệu nhựa (vòng) và chất liệu khác.

Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật ảnh 2
Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật ảnh 3
Đại diện các tổ chức, cá nhân trao tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Số lượng di vật, cổ vật phong phú, trải dài theo diễn trình lịch sử: Đồ đá có niên đại từ 4.000 - 3.500 năm trước Công nguyên; đồ đồng thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn từ 2.500 - 2.000 năm trước Công nguyên, văn hóa Chăm từ thế kỷ X - XIV; đồ gốm từ thời Hán 2.500 - 1.000 năm. Đặc biệt, sản phẩm gốm sứ trải dài theo các triều đại Việt Nam từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Nguyễn đến thời kỳ cận hiện đại (thế kỷ XIX, XX).

Các cá nhân tham gia hiến tặng hiện vật gồm 46 nhà nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ cổ vật, tiêu biểu như ông Nguyễn Ngọc Ẩn (Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tặng 231 đơn vị di vật, cổ vật; ông Hồ Ngọc Lợi (phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) tặng trên 50 cổ vật cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XVI là gốm Chu đậu. Ngoài ra, nhiều cá nhân hiến tặng là hội viên Câu lạc bộ Nghiên cứu, sưu tẩm cổ vật thành viên thuộc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ, Long An, Quảng Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái,…

Tại lễ tiếp nhận, đại diện Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và thành viên các câu lạc bộ nghiên cứu, sưu tầm cổ vật đã trao tượng trưng một số hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Ấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh Bình thuận cũng thông báo sẽ trao tặng thêm 500 cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2023 - 2025.

Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật ảnh 4
Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật ảnh 5

Dịp này, 3 tập thể và 8 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích hiến tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai; 12 cá nhân được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao vì có thành tích trong phong trào phát động hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai giai đoạn I năm 2022 (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw