Báo nước ngoài giới thiệu 2 di tích độc đáo của Việt Nam

Tờ South China Morning Post giới thiệu Nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh và đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế như những điểm đến rất độc đáo tại châu Á mà du khách khắp thế giới không nên bỏ qua.

Trong bài viết 5 điểm đến châu Á dành cho những du khách ưa thích thám hiểm và khám phá trên trang SCMP, tác giả Ronan O'Connell cho rằng đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế là di tích độc đáo.

Đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế.

Ví von nơi này như "Đấu trường La Mã" phiên bản Việt Nam, tác giả cho biết di tích Hổ Quyền vẫn còn là điểm đến lạ lẫm với khách quốc tế. "Đấu trường hình tròn 200 năm tuổi được bao quanh bởi một khán đài xây cao, nơi từ nhà vua đến dân chúng cổ vũ các trận đấu giữa voi và hổ tại khu vực bãi cỏ trung tâm. Đến đây, dừng lại trước những chuồng hổ và thử tưởng tượng những con vật hung dữ đang lao tới, chắc hẳn du khách sẽ cảm nhận được sự đáng sợ, kể cả nếu đang ngồi trên lưng voi", tác giả bài viết chia sẻ.

Ngoài đấu trường độc đáo ở Huế, bài viết trên SCMP còn đề xuất một "phòng trưng bày" tại Krabi (Thái Lan) với dấu tích của người tiền sử; một kỳ quan tại Tamil Nadu, Ấn Độ mới được phát hiện năm 2004 sau trận sóng thần lịch sử; một hang động bị "ma ám" tại Bali, Indonesia và một di tích tại tỉnh Takeo, Campuchia. "Những điểm đến này có thể đánh thức bản năng thám hiểm của du khách, giống như một Indiana Jones trong phần phim mới nhất The Dial of Destiny", bài viết cho biết.

Nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Ronan O'Connell cũng giới thiệu 10 nhà thờ Công giáo tráng lệ ở châu Á mà du khách nên ghé thăm, từ nhà thờ Bom Jesus ở Goa, Ấn Độ cho đến nhà thờ Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc.

Mô tả Nhà thờ Đức Bà tại TP.HCM như một kiệt tác kiến trúc, tác giả viết: "Nhà thờ lớn nổi tiếng nhất của Việt Nam nằm ở TP.HCM, ngay trong khu vực thu hút khách du lịch tại Quận 1 của thành phố. Được xây dựng từ những năm 1880, giờ đây nhà thờ với tháp chuông đôi cao 60 mét và kiến trúc Roman này vẫn nổi bật trong lòng thành phố, giữa những tòa nhà cao tầng vây quanh. Nhà thờ được xây bằng gạch đỏ, bên trong là một sảnh lớn tràn ngập ánh sáng đa sắc nhờ các cửa sổ kính màu".

VOV

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Với đà tăng trưởng ấn tượng, du lịch được đánh giá là một trong 10 điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế-xã hội đất nước nửa đầu năm nay. Để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò là động lực kinh tế, du lịch Việt Nam cần tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, xây dựng chiến lược quảng bá có chiều sâu gắn với hệ thống sản phẩm đa dạng, giàu trải nghiệm.

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Trong ngôi nhà sàn mộc mạc mang tên Cậy'Homestay nép mình giữa núi rừng và cánh đồng lúa mênh mông, người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cậy, 60 tuổi ở thôn Tha, phường Hà Giang 1 vẫn ngày ngày đón khách du lịch với nụ cười hiền từ và ấm áp. Ít ai biết rằng, phía sau homestay mang đậm hương núi rừng ấy là cả hành trình vượt khó, không lùi bước của một người lính từng cống hiến tuổi trẻ cho quê hương.

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Thủ tục đơn giản, không phải chờ đợi lâu, đó là ưu điểm của du lịch bằng giấy thông hành. Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này.

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA) năm 2025 và nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngày 20/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Sau cuộc hợp nhất lịch sử, một “siêu vùng di sản” đã hình thành, đặt Lào Cai trước vận hội lớn để bứt phá nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Tầm nhìn chiến lược và những bước đi cụ thể đang được đặt ra để khai thác kho báu di sản phục vụ phát triển du lịch.

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

fb yt zl tw