Báo Mỹ: EU có thể tước quyền chủ tịch luân phiên của Hungary

Trích dẫn các nguồn tin ngoại giao, tờ Politico đưa tin Liên minh châu Âu (EU) có thể tước quyền chủ tịch luân phiên của Hungary sau chuyến thăm Moskva của Thủ tướng Viktor Orban.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại một cuộc họp báo tại Budapest.

Theo nguồn tin, sau khi đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu với cam kết sẽ đưa “Châu Âu vĩ đại trở lại (MEGA)”, ông Orban đã đến thăm Ukraine và gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky. Sau đó, nhà lãnh đạo Hungary đã tới Nga, chuyến thăm gây ra làn sóng chỉ trích ở Kiev cũng như Brussels.

“Các quốc gia thành viên đã khó chịu với phương châm MEGA. Nhưng cuộc gặp của ông Orban với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ vĩnh viễn làm lu mờ nhiệm kỳ chủ tịch EU của Hungary. Với cuộc gặp này, nhiệm kỳ chủ tịch sẽ kết thúc thậm chí trước khi nó thực sự bắt đầu”, tờ Politico dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên của EU cho biết.

Một nhà ngoại giao khác nói rằng có “sự phản đối chính trị rất rõ ràng” đối với ông Orban ở Brussels. Đồng thời, các đại sứ của khối đang thảo luận chính xác về những việc cần làm có thể gây sức ép với Hungary vào ngày 10/6.

Ông Daniel Hegedus, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Quỹ Marshall của Đức, lập luận rằng khối này “có thể tước quyền chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary trong vòng vài tuần”. Ông cho rằng Brussels có thể chuyển giao sang nhiệm kỳ của Ba Lan từ ngày 1/9, cắt ngắn nhiệm kỳ của Hungary. Điều này đòi hỏi phải có ít nhất 4/5 phiếu thuận trong Hội đồng châu Âu.

Về phần mình, Thủ tướng Orban đã bác bỏ những chỉ trích trên, khẳng định ông chỉ đang thực hiện sứ mệnh hoà bình nhằm tìm ra lối thoát ngắn nhất cho xung đột Nga – Ukraine. Nhà lãnh đạo Hungary cũng tuyên bố ông không đại diện cho liên minh trong chuyến thăm Nga.

“Các cường quốc lớn hơn có thể chấm dứt xung đột, nhưng Hungary có thể là một công cụ tốt trong tay Chúa để thúc đẩy hòa bình”, ông Orban cho biết hôm 5/7 trên đài phát thanh quốc gia.

Hungary là một trong số ít thành viên EU chỉ trích việc khối này viện trợ cho Ukraine, đồng thời kêu gọi Brussels thúc đẩy hòa bình. Budapest đã ngăn cản các kế hoạch tài trợ cho vũ khí của Kiev, từ chối tham gia chương trình huấn luyện quân đội Ukraine và từ chối vận chuyển vũ khí và thiết bị tới Ukraine qua lãnh thổ nước này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw