Bánh tẻ của mẹ

LCĐT - Đối với bà Quách Thị Hoan, sinh năm 1961, ở thôn Làng Giàng, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), những chiếc bánh tẻ, còn gọi là bánh giò, mà bà được mẹ chồng truyền dạy “bí quyết” từ khi về làm dâu đã trở thành món ăn yêu thích của cả gia đình bà từ hàng chục năm nay.

Theo bà Hoan, bố mẹ chồng bà là người quê gốc ở Hưng Yên, lên Lào Cai khai hoang và sinh sống từ cách đây gần 60 năm. Hơn 40 năm làm dâu, bà Hoan được bố mẹ chồng truyền dạy nền nếp, gia phong của gia đình, dòng họ, trong đó có cách làm những món ăn mà đến giờ vẫn là những món ăn yêu thích và được đại gia đình bà coi là món ăn truyền thống mỗi dịp lễ tết, ngày rằm, mồng một, mừng thọ, đám cưới, đám hỏi hoặc đơn giản là dịp gặp mặt các thành viên trong gia đình. Một trong những món ăn được yêu thích nhất là bánh tẻ.

Bà Hoan cho hay: Ở đây gọi là bánh giò, nhưng ở quê mẹ tôi, người ta hay gọi là bánh tẻ. Ngày mới về làm dâu, năm nào tôi cũng được xem mẹ chồng làm bánh tẻ. Mẹ làm rất khéo, rất ngon, con, cháu ai cũng thích ăn. Bây giờ bà đã gần 90 tuổi rồi, không đủ sức khỏe ngồi làm bánh được nữa, nhưng tôi đã được mẹ dạy làm nhiều nên từ hơn chục năm nay, năm nào tôi cũng thay mẹ làm bánh tẻ cho cả nhà thưởng thức.

Bà Hoan được mẹ chồng truyền dạy cách làm bánh tẻ từ khi về làm dâu.
Bà Hoan được mẹ chồng truyền dạy cách làm bánh tẻ từ khi về làm dâu.

Món bánh tẻ thoạt nhìn khá đơn giản: Là một chiếc bánh làm bằng bột gạo tẻ, có nhân thịt thập cẩm và được gói bằng lá chuối. Tuy nhiên, để làm ra được chiếc bánh ấy lại phải trải qua các công đoạn phức tạp. Bà Hoan thường làm trong khoảng 3 tiếng đồng hồ để được một mẻ bánh tẻ, khoảng 40 chiếc. Nhưng trước đó, bà phải ngâm gạo 3 - 5 tiếng trước khi xay thành bột. Sau khi gạo đã được xay thành bột mịn, nhuyễn thì thêm nước lọc, muối rồi quấy đều tay liên tục trên bếp lửa cho đến khi bột chín đều, đặc quánh, dậy mùi thơm. Lượng nước pha vào bột nhiều hay ít tùy vào lượng bột, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ bánh. Với những người có kinh nghiệm như bà Hoan thì việc thêm nước đã có “cữ” và chất lượng vỏ bánh chưa bao giờ làm bà thất vọng.

Theo bà Hoan, “bí quyết” để có chiếc bánh tẻ ngon mà bà được mẹ chồng truyền dạy là nên chọn gạo Bao Thai để làm bột, bánh sẽ thơm, ngon hơn các loại gạo khác. Khi nấu bột phải nấu bằng nồi gang, trên bếp củi lửa và bánh phải được gói ngay khi bột vẫn còn nóng, bột vẫn mềm, dẻo. Nếu nguội, bột sẽ bị cứng thành mảng, rất khó thêm nhân.

Đối với nhân bánh, các nguyên liệu cần thiết gồm: Thịt xay, mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ rồi xào chín, thêm gia vị vừa đủ. Sau khi gói với lá chuối sẽ được cho vào nồi hấp cách thủy trên bếp lửa trong khoảng 1 tiếng. Để biết bánh đạt chuẩn hay chưa, theo kinh nghiệm của bà Hoan, khi vớt bánh ra, bóc thử lớp lá chuối bên ngoài, nếu lá chuối dóc, không bị dính vào phần bột bánh và bánh có màu xanh cốm là bánh vừa ngon. Bà Hoan cho biết thêm: Bánh có thể dùng ăn ngay, nhưng sẽ ngon hơn nếu được chấm với nước mắm, tỏi - ớt - chua.

Dù cách làm và công thức khá giống với chiếc bánh giò mà nhiều nơi vẫn làm, nhưng chiếc bánh tẻ của bà Hoan gói khác biệt ở ngay hình thù. Trong khi chiếc bánh giò thường bày bán được gói khum khum cao như khum bàn tay thì chiếc bánh tẻ mà bà Hoan được mẹ dạy lại thuôn dài, chỉ hơi khum ở giữa.

Trong khi bà Hoan thoăn thoắt với công việc gói bánh thì cô con gái út Đào Thị Hồng của bà đã chuẩn bị sẵn bếp lửa và hấp bánh giúp mẹ. Chị Hồng cho biết: Ngày nhỏ, mỗi lần lễ, tết hoặc gặp mặt gia đình, chị em tôi thường háo hức chạy sang nhà ông bà nội từ sớm để được bà chia bánh tẻ. Mùi vị của chiếc bánh khiến chúng tôi như bị mê hoặc cho đến tận bây giờ. Tôi đang học làm bánh tẻ từ mẹ và thường tranh thủ ngày nghỉ về hỗ trợ mẹ hấp bánh và mang bánh đi giao cho hàng, quán hoặc những nơi nào đặt bánh mẹ gói.

Nhờ mạng xã hội, các con gái đã giúp bà Hoan quảng bá món bánh tẻ của gia đình. Nhiều mối hàng từ đó cũng xuất hiện. 8 nghìn đồng/chiếc bán buôn, 10 nghìn đồng/chiếc bán lẻ, thu nhập từ việc bán những chiếc bánh tẻ dù chưa giúp gia đình bà Hoan làm giàu nhưng cũng góp phần hỗ trợ kinh phí sinh hoạt cho gia đình. Không những vậy, những chiếc bánh tẻ ấy từ bao lâu nay đã có ý nghĩa đặc biệt với mỗi thành viên trong gia đình bà Hoan, bởi mỗi lần được thưởng thức hương vị đậm đà của chiếc bánh là họ nhớ về những ngày thơ ấu được quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh tẻ thơm, ngon được làm từ đôi tay khéo léo và tình yêu vô bờ của bà, của mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw