Bánh kẹo Việt chiếm lĩnh thị trường Tết

Tết Nguyên đán là mùa mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm và cũng là khoảng thời gian bận rộn nhất của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Để phục vụ thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mã với giá cả cạnh tranh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhờ đó, sản phẩm bánh kẹo trong nước ngày càng thu hút được sự quan tâm, yêu thích của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng chọn mua bánh kẹo Việt tại siêu thị Big C (quận Cầu Giấy).

Người tiêu dùng chọn mua bánh kẹo Việt tại siêu thị Big C (quận Cầu Giấy).

Không tăng giá bán, ổn định nguồn cung

Mùa Tết Nguyên đán năm nay, Mondelez Kinh Đô đã đưa ra thị trường những sản phẩm đặc biệt dành riêng cho Tết cổ truyền như: LU, Oreo, Cadbury Dairy Milk… với mẫu mã bắt mắt.

Giám đốc Marketing Công ty Mondelez Kinh Đô Sameer Yadav cho biết, cùng với việc chú trọng bình ổn giá và gia tăng chất lượng sản phẩm cho mùa Tết, để phục vụ tốt nhất người tiêu dùng đón xuân mới, Mondelez Kinh Đô đã đưa hàng đến gần 100.000 điểm bán tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa trên cả nước. Các sản phẩm của Mondelez Kinh Đô cũng được phủ sóng rộng rãi trên các kênh thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, cùng với kênh online của các chuỗi siêu thị Co.opmart, Big C… Bên cạnh đó là những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Để phục vụ người dân Thủ đô dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội dự kiến đưa ra thị trường 350 tấn sản phẩm. Ngoài các loại mứt truyền thống, công ty giới thiệu nhiều sản phẩm mới như mứt mận, hồng bì, hibicus... Các sản phẩm bánh, mứt năm nay cũng được thay đổi về mẫu mã, hình ảnh bao bì, bảo đảm tính thẩm mỹ và tiện lợi trong sử dụng.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội Vương Trọng Tuấn thông tin, năm nay dù giá nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5-12% so với cùng kỳ năm trước, song đơn vị vẫn cam kết không tăng giá bán sản phẩm để ổn định nguồn cung. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bibica Nguyễn Quốc Hoàng chia sẻ, năm nay, doanh nghiệp dự kiến đưa ra thị trường 6.200 tấn bánh kẹo các loại với mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt trong dịp Tết.

Còn theo đại diện Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina, thị trường bánh kẹo mùa Tết năm 2024 sẽ tăng khoảng 5-10% so với Tết năm 2023. Công ty sẽ cung cấp ra thị trường 32.000 tấn bánh kẹo với tiêu chí quan trọng nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý.

Bánh kẹo Việt chiếm ưu thế trong kênh bán lẻ

Ghi nhận của phóng viên tại hệ thống các siêu thị lớn như Hapro/BRG Mart, Big C, Co.opmart, Winmart… các loại bánh mứt kẹo của Việt Nam được trưng bày nổi bật, bắt mắt và luôn chiếm ưu thế trên các kệ hàng.

Lựa chọn hộp bánh Cosy với bao bì bắt mắt, mang đậm màu sắc, không khí xuân, bà Nguyễn Mai Anh, người mua hàng tại siêu thị Winmart trên phố Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy) cho biết, năm nay, các doanh nghiệp trong nước đã tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và có nhiều phân khúc hàng hóa khác nhau.

Phân tích về nhu cầu sử dụng bánh kẹo trong dịp Tết Nguyên đán, đại diện Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết, dịp Tết, người tiêu dùng có xu hướng chọn mua hàng cao cấp làm quà tặng. Để cạnh tranh với sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập, một số doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực trong việc đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Quang, chủ cửa hàng tạp hóa trên phố Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) cho biết, mặc dù trên thị trường có đầy đủ các loại bánh kẹo nhập khẩu từ Nhật Bản, Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức… đa dạng về chủng loại, chất lượng, nhưng khách hàng chủ yếu vẫn lựa chọn bánh kẹo sản xuất trong nước, phổ biến là các loại đặc trưng ngày Tết, giá cả hợp lý, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Bên cạnh việc đặt hàng từ các nhà cung cấp trong nước, chúng tôi cũng nhập sản phẩm của các cơ sở sản xuất bánh mứt Tết tại địa phương; trong đó đa phần là sản phẩm làm thủ công, truyền thống như mứt gừng, dừa, bánh hạt dinh dưỡng”, ông Nguyễn Xuân Quang thông tin thêm.

Chủ một số cửa hàng bánh kẹo trên địa bàn Thủ đô cho biết, đa số mặt hàng bánh kẹo Tết đều không tăng giá, thậm chí một số loại có giá thấp hơn ngày thường do các nhà cung cấp thực hiện chương trình giảm giá.

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Kim Dung cho hay, để phục vụ nhu cầu bánh kẹo Tết của người dân, các doanh nghiệp trong nước đã tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng. Bánh kẹo đặc trưng Tết năm nay chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao của các thương hiệu nổi tiếng như: Kinh Đô, Bibica, Orion, Hải Hà...

Đánh giá cao nỗ lực đổi mới để chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đầu tư công nghệ, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng các sản phẩm, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Qua đó, các doanh nghiệp đã chú trọng quảng bá, xây dựng thương hiệu, thiết kế các mẫu mã, bao bì, đóng gói phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng...

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw