"Bản trường ca hòa bình" tái hiện 50 năm "non sông liền một dải"

Tối 6/4, chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã chính thức khai mạc cùng lúc tại 3 điểm cầu Hà Nội, Buôn Mê Thuột và TP Hồ Chí Minh.

Tham dự chương trình cầu truyền hình có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Rất đông người dân đã đến trực tiếp điểm cầu Hội trường Thống Nhất - TP Hồ Chí Minh để theo dõi chương trình.
Rất đông người dân đã đến trực tiếp điểm cầu Hội trường Thống Nhất - TP Hồ Chí Minh để theo dõi chương trình.

Từ 20 giờ 15 phút tối 6/4, tiếp tục đến dự chương trình cầu truyền hình tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh còn có đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Thành Ủy, UBND TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương.

Chương trình do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các Đài truyền hình triển khai thực hiện, với sự phối hợp chặt chẽ của Quân khu 5, Quân khu 7 và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.

Tiết mục thể hiện hình ảnh "bộ đội cụ Hồ" vượt Trường Sơn, vượt núi, băng sông vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất.
Tiết mục thể hiện hình ảnh "bộ đội cụ Hồ" vượt Trường Sơn, vượt núi, băng sông vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất.

Tại Hội trường Thống Nhất (tức Di tích lịch sử Dinh Độc Lập), cách đây tròn 50 năm, đã chứng kiến khoảnh khắc vỡ oà của cả dân tộc, khi lá cờ giải phóng tung bay trên nóc toà nhà này, trở thành hình ảnh biểu tượng cho ngày toàn thắng, đánh dấu giờ phút non sông thu về một mối, đất nước sạch bóng quân thù.

Để tái hiện biểu tượng của điểm cầu Hội trường Thống Nhất, trên nền ca khúc "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" (sáng tác: Trần Kiết Tường), NSƯT Phạm Thế Vĩ cùng vũ đoàn Gió Việt - Power và sinh viên Trường ĐH Văn hóa TP Hồ Chí Minh đem đến một tiết mục hùng tráng, kết hợp múa đương đại, được dàn dựng công phu, hoành tráng với hình tượng khăn rằn, là biểu tượng của nhân dân miền Nam trong kháng chiến vệ quốc vĩ đại.

Cũng tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra tiết mục đặc sắc trình diễn 3D Mapping với chủ đề "Miền Nam - Thành đồng Tổ quốc" được thực hiện bởi HEXOGON Việt Nam. Bên cạnh đó, ca sĩ Võ Hạ Trâm, cùng vũ đoàn Gió Việt - Power, sinh viên trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh và tốp ca thiếu nhi T - Entertainment cũng mang đến khán giả cả nước cảm xúc dạt dào qua ca khúc "Miền Nam nhớ mãi tên Người" tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất.

Hội trường Thống Nhất bừng sáng trong tiết mục đặc sắc trình diễn 3D Mapping với chủ đề "Miền Nam - Thành đồng Tổ quốc".
Hội trường Thống Nhất bừng sáng trong tiết mục đặc sắc trình diễn 3D Mapping với chủ đề "Miền Nam - Thành đồng Tổ quốc".

Tại cả 3 điểm cầu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Buôn Mê Thuột, các tiết mục đều được biểu diễn công phu, lột tả xúc động và chân thực hành trình 21 năm gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, hành trình tựa như một bản trường ca bi tráng và vinh quang mà trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 chính là chương đẹp nhất, rực rỡ nhất.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài quân đội như: NSND Tạ Minh Tâm, các nghệ sĩ ưu tú: Phạm Thế Vĩ, Đăng Dương, Y Joel Knul, Vũ Thắng Lợi và các ca sĩ Võ Hạ Trâm, Hoàng Viết Danh, Đỗ Tố Hoa, Đào Tố Loan, Hoàng Hồng Ngọc, Hồng Duyên, Minh Ngọc, Tuấn Ngọc, Thế Dũng, Minh Chuyên, Mai Hiền Xuân, Thảo Trang, Điểu Náp, Roda Mick... cùng các nghệ sĩ, diễn viên của các đơn vị nghệ thuật lớn trong và ngoài quân đội.

Trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cầu truyền hình "Bản trường ca hòa bình" đã trở thành một trong những chương trình giao lưu chính luận - nghệ thuật quy mô lớn, đặc sắc đầu tiên, là món ăn tinh thần cho khán giả, nhân dân cả nước.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

fb yt zl tw