“Bán trú” giúp em tới trường

YBĐT - Hơn 3 năm trở lại đây, nhờ phát huy mô hình bán trú, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp (huyện Văn Yên) đã từng bước nâng cao vai trò trong công tác giáo dục của địa phương. Trường đảm bảo nơi ăn, ở, sinh hoạt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, yên tâm học tập, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ chuyên cần ở các lớp.

Là xã thượng huyện, Lang Thíp có 19 thôn, bản, trong đó có trên 10 thôn cách xa trung tâm từ 5 km trở lên. Bị ngăn cách bởi nhiều đồi núi, khe suối hiểm trở nên những năm trước, sau khi học xong tiểu học, tỷ lệ học tiếp lên THCS đạt rất thấp.

Ông Cư Seo Giả ở thôn Tiến Đạt, là một phụ huynh học sinh bán trú cho biết: “Mấy năm trước, chỉ một vài gia đình có điều kiện hoặc người quen, bạn bè ở ngoài xã mới cho con cháu ra ở trọ, ở thuê để học thôi, còn lại đều nghỉ ở nhà đi làm nương. Từ khi có nhà bán trú, các cháu đi học được Nhà nước và nhà trường nuôi ăn ở, sinh hoạt nên không kể hộ giàu nghèo, chúng tôi đều đã có thể cho con cháu ở bán trú ngoài xã để học tập được đảm bảo và đầy đủ”.

Đời sống được nâng cao, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học hành của con em, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn vẫn phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước nên với phụ huynh lo một lúc cho hai, ba đứa con theo học ở xã cũng là vấn đề không hề nhỏ. Vì vậy, việc xây dựng mô hình bán trú trong các trường vùng cao đã giải quyết được phần nào khó khăn cho đồng bào để đảm bảo con em được đến trường.

Em Giàng Seo Thắng, học sinh lớp 6b, đến từ thôn Hang Gấu cách trường 24 km, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Em cho biết: “Bố em mất sớm, một mình mẹ nuôi 6 anh, chị em nên nhà nghèo lắm! Em là con thứ 4, trên em chỉ có duy nhất một anh trai được học hết lớp 12 tại trường nội trú, hai anh, chị còn lại chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ ở nhà giúp mẹ. Nhờ có trường bán trú, được Nhà nước trợ cấp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, em may mắn được đến trường. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện”.

Từ khi có mô hình bán trú, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi các thôn xa trung tâm của Lang Thíp cơ bản đều được đến trường. Nếu như năm học 2011 - 2012, thôn Thíp Dạo chỉ trên 30 học sinh đi học THCS  thì năm học 2014 - 2015 đã có 73 em, chủ yếu là bán trú, 99% trẻ em trong độ tuổi đã được đến trường, số em bỏ học giữa chừng cũng giảm nhiều so với trước đây. Năm học mới này, thôn Thíp Dạo chỉ còn 3 em bỏ học chủ yếu vì các lý do cá nhân. Chính quyền địa phương và nhà trường đang tích cực vận động các em tiếp tục trở lại lớp học.

Nhờ mô hình bán trú, thôn không còn học sinh phải nghỉ học, bỏ học vì thiếu gạo, thiếu tiền. Từ mô hình này nhiều em học sinh đã vượt qua khó khăn về hoàn cảnh gia đình và giao thông đi lại cách trở, vươn lên trong học tập. Điển hình như các em: Triệu Thị Nhể lớp 9b (thôn Đam 2), Vàng Thảo Nguyên lớp 8a (thôn Liên Sơn)... gia đình đều thuộc diện hộ nghèo, đông anh, chị em và nhà cách trường trên 20km nhưng với nỗ lực vươn lên, các em luôn giữ được học lực từ khá trở lên trong các năm học qua.

Năm học 2014 - 2015, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp có trên 500 học sinh, trong đó có trên 360 học sinh dân tộc thiểu số và có tới 318 em bán trú. Nhưng do điều kiện chỉ có 5 phòng nội trú nên nhà trường mới chỉ sắp xếp được cho 120 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gần 200 em khác vẫn phải ở trọ nhà dân, người quen, bạn bè xung quanh trường. Đó là điều mà các thầy cô ở đây đang trăn trở.

A Mua  

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw