Ban Thanh Niên Quân đội tổ chức chương trình “Sống sau lũ” tại Bát Xát

Trong 2 ngày 1 - 2/3, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) phối hợp với Phòng Công tác quần chúng (Cục Chính trị Quân khu 2) và Câu lạc bộ Thiện nguyện An Phúc tổ chức tặng con giống, vật nuôi hỗ trợ Nhân dân các xã A Mú Sung, A Lù và Mường Hum (Bát Xát). 

Đây là hoạt động trong Chương trình “Sống sau lũ” của Ban Thanh niên Quân đội nhằm giúp bà con bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

1000000554.jpg
Đoàn công tác tổ chức bữa ăn cho học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã A Lù.

Tại xã A Mú Sung, Đoàn đã trao 13.800 con gà giống, 20 con lợn giống, 2 con trâu cho 482 hộ dân.

Tại xã A Lù, Đoàn đã trao 9.000 con gà, 20 con lợn, 2 con trâu cho 322 hộ dân; tổ chức nấu ăn cho học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã A Lù; trao 500 suất quà cho các em học sinh.

Tại xã Mường Hum, Đoàn đã trao 9.000 con gà, 20 con lợn, 2 con trâu cho 322 hộ dân.

1000000553.jpg
Trao con giống cho người dân.

Toàn bộ con giống được mua từ các đơn vị cung cấp uy tín, đã tiêm phòng đầy đủ và bảo đảm thích nghi với điều kiện địa phương. Khi bàn giao, nhà cung cấp cũng hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc giúp bà con chăn nuôi hiệu quả.

Những hoạt động của Ban Thanh niên Quân đội và các nhà tài trợ đã góp phần phát huy tinh thần "tương thân tương ái", sẻ chia khó khăn với đồng bào, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết quân dân, tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw