Bàn giải pháp cải tạo phong tục tập quán lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai

LCĐT - Ngày 24/9, tại huyện Bắc Hà, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Bắc Hà, UBND huyện Si Ma Cai tổ chức hội nghị gặp mặt 140 thầy mo, thầy cúng uy tín tiêu biểu, bàn giải pháp cải tạo phong tục tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021.

Bàn giải pháp cải tạo phong tục tập quán lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 2.747 người là thầy mo, thầy cúng, thầy then người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, huyện Bắc Hà có 209 người, huyện Si Ma Cai có 147 người. Qua đánh giá của các địa phương, trong những năm qua, thầy mo, thầy cúng không chỉ là những người duy trì tín ngưỡng mà còn có vai trò trong việc bảo tồn, giữ gìn, sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian của dân tộc và dần điều chỉnh các nghi lễ cộng đồng.

Với uy tín của mình, đội ngũ thầy mo, thầy cúng tại các địa phương cũng đã tác động trực tiếp, từng bước cải tạo, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; người dân đã có sự thay đổi cách nghĩ, cách làm, giảm sự rườm rà về thời gian, vật cúng tế trong các nghi lễ việc tang, việc cưới, lễ hội tại địa phương.

Bàn giải pháp cải tạo phong tục tập quán lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai ảnh 2
Đại diện các thầy cúng, thầy mo phát biểu tại hội nghị

Trong cuộc sống thường ngày, thầy mo, thầy cúng đã tích cực tham gia đẩy lùi tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh nông thôn; vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể như: chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh môi trường, xây dựng đời sống văn hóa…Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn còn có một số thầy mo, thầy cúng, thầy then, ông mai, bà mối ở cơ sở chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm trong cộng đồng, chủ yếu hoạt động tự do, nên hiệu quả tuyên truyền, vận động Nhân dân cải tạo hủ tục lạc hậu vẫn còn hạn chế. Một bộ phận đồng bào chưa thay đổi tư duy vươn lên, còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều xã đã hoàn thành nông thôn mới nhưng người dân chưa có tư duy mới; một số hủ tục, tập quán lạc lậc trong việc cưới, việc tang, tảo hôn, ăn ở chưa hợp vệ sinh, ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện. Một số ít đồng bào còn mê tín, chỉ tin vào thần linh, ốm đau chỉ cúng bái chứ không đi cơ sở y tế khám chữa bệnh….

Với tinh thần trách nhiệm, đánh giá đúng thực trạng, đại diện các thầy mo, thầy cúng của 2 huyện Bắc Hà, Si Ma Cai đã tích cực phát biểu, nêu lên những tồn tại hạn chế ở cơ sở cũng như đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể. Đồng thời, nhất trí cao với 6 nội dung cam kết đã triển khai từ năm 2019 có bổ sung một số nội dung mới để phù hợp với điều kiện thực tế trong thực hiện cải tạo tập quán lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw