Bản Cam phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Bản Cam là một trong những thôn của xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”. Thành lập năm 2022, Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam đã phát huy vai trò trong phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

DSC04958_1.JPG
Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam.

Mới đây, nghe thông tin cháu C.M.N (16 tuổi) có quan hệ tình cảm với một nam thanh niên ở thôn khác và muốn bỏ học để kết hôn. Các thành viên trong Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam đã trực tiếp đến nhà C.M.N tuyên truyền về tác hại của tảo hôn, phụ nữ sinh con khi chưa đủ 18 tuổi... Qua đó, gia đình cháu C.M.N đã hiểu, bản thân N. cũng ý thức được việc học tập quan trọng thay vì lấy chồng sớm. Đến nay, N. tiếp tục học tập ở trường và đạt kết quả học tập tốt với ước mơ trở thành giáo viên mầm non đem cái chữ thắp sáng bản làng.

Câu chuyện ngăn chặn nguy cơ tảo hôn với cháu C.M.N là một trong số những trường hợp được Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam vận động thành công thời gian qua. Thôn Bản Cam hiện có 32 hộ chủ yếu là người Dao, năm 2022, Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập gồm 9 thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ cùng các thành viên tổ chức hội, đoàn thể chính trị ở thôn. Nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tổ truyền thông cộng đồng đã triển khai nhiều giải pháp.

DSC04916_2.JPG
Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại cuộc họp thôn.

Đó là, tổ truyền thông cộng đồng quản lý từng gia đình, khi phát hiện gia đình nào có con em có dấu hiệu kết hôn dưới 18 tuổi thì các thành viên trong tổ đến tận nhà tuyên truyền, vận động; phân tích để phụ huynh cũng như các cháu hiểu được việc kết hôn khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật, nhiều hệ lụy sau này. Nhờ đó, rất nhiều trường hợp có ý định tảo hôn trong thôn đã được ngăn chặn kịp thời.

Ông Chảo Chí Mềnh, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam cho biết: Để người dân dễ tiếp thu, nắm bắt thông tin tuyên truyền, tổ truyền thông cộng đồng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; xây dựng chương trình truyền thông bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc. Cùng với đó, để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kịp thời phát hiện và can thiệp các trường hợp có ý định tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tổ truyền thông cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền qua mạng xã hội...

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Cam cũng kịp thời báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương những trường hợp cố tình vi phạm để kịp thời xử lý theo quy định.

DSC04952_1.JPG
Người dân Bản Cam đã thay đổi nhận thức, hiểu được những hệ lụy từ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Từ đó, người dân đã thay đổi nhận thức, hiểu được những hệ lụy từ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các gia đình trong thôn đã quan tâm, sát sao, động viên con tập trung học tập đến tuổi mới kết hôn. 3 năm trở lại đây, Bản Cam không có trường hợp tảo hôn, từ năm 2006 không còn xảy ra hôn nhân cận huyết thống; một số tập quán lạc hậu được xóa bỏ; người dân trong thôn đoàn kết xây dựng đời sống văn minh, vai trò của phụ nữ trong cộng đồng và ngoài xã hội được nâng cao vị thế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Mô hình "Địa chỉ tin cậy" được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Dự án 8 trong cộng đồng.

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2022), Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường THCS và THPT Bắc Hà (tiền thân là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lùng Phình) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhiều học sinh về những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình điểm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trên toàn quốc.

Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Dự án 8 tại thị trấn Nông trường Phong Hải: Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Là địa phương đứng đầu huyện Bảo Thắng về số thôn, tổ dân phố triển khai Dự án 8  (5 thôn: Vi Mã, Ải Nam, Ải Dõng, Tòng Già, Quy Ke), thời gian qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đạt hiệu quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đến các phong trào thi đua do hội phụ nữ các cấp phát động.

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Làng Chưng là thôn duy nhất trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Thôn có 52 hộ dân với trên 99% là đồng bào dân tộc Dao. Từng bước vượt qua định kiến về giới, phụ nữ thôn Làng Chưng đang nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

“Đề nghị bà con hãy quan tâm, chăm lo hơn nữa đến con cháu trong gia đình; luôn đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn của những kẻ buôn người. Nếu bà con muốn tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập tốt thì cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như từ chính quyền và các hội đoàn thể tại địa phương, tránh rơi vào bẫy "việc nhẹ lương cao".

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

Đó là lời khẳng định của chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát khi được hỏi về hoạt động và hiệu quả của các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) sau hơn 2 năm thành lập.

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Chào đón quý vị đến với chuyên mục Vượt qua định kiến – nội dung nằm trong chương trình truyền thông về Dự án 8 của Báo Lào Cai. Khách mời trong chương trình hôm nay là chị Hoàng Thị Huế, một phụ nữ dân tộc Tày ở bản Mạ, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn. Câu chuyện của chị Huế có gì thú vị, mời quý vị cùng theo dõi qua cuộc trò chuyện của phóng viên Báo Lào Cai với chị.

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Từ đầu năm đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Sa Pa đã tổ chức hơn 20 chiến dịch truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về các nội dung thành phần thuộc Dự án 8 cho gần 2.000 người tại các địa bàn được thụ hưởng dự án.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán bộ nữ của tỉnh.

fbytzltw