Thách thức lớn nhất trong cuộc đua sản xuất lithium toàn cầu

Thiếu khả năng khai thác trở thành thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong việc đáp ứng nhu cầu bùng nổ đối với lithium – một nguyên tố then chốt trong sản xuất pin điện tử và các sản phẩm chuyển đổi xanh khác.

Một thợ mỏ chỉ vào một dòng lithium ở Cộng hòa Séc.
Một thợ mỏ chỉ vào một dòng lithium ở Cộng hòa Séc.

Theo đài Spuntik, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính có thể tìm thấy 98 triệu tấn lithium - thường được gọi là "vàng trắng" - bên dưới bề mặt Trái Đất.

Đầu tháng 3, Iran cho biết họ đã tìm thấy một mỏ chứa 8,9 triệu tấn lithium. Ngay sau thông báo của Tehran, Ấn Độ thông báo đã phát hiện ra một mỏ 5,9 triệu tấn lithium khác.

Tuy nhiên, bất chấp nguồn nguyên liệu thô giàu có, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tình trạng thiếu hụt nguyên tố đáng kể tính đến năm 2040.

Theo đó, công suất sản xuất hiện tại sẽ phải tăng ít nhất 3-4 lần để đáp ứng riêng nhu cầu về pin điện, trong đó mỗi pin cần khoảng 7-9 kg lithium. Doanh số bán ô tô điện dự kiến vào năm 2030 là ​​đạt 40 triệu chiếc/năm.

"Không hề thiếu lithium trong thạch quyển - lớp vỏ của hành tinh. Sự thiếu hụt duy nhất này xuất phát từ nguyên do các nhà máy hoặc mỏ chưa đủ khả năng khai thác hết”, Tim Worstall, nghiên cứu cấp cao của Viện Adam Smith nói với Sputnik. Chuyên gia chỉ ra so với năm 2021, số lượng lithium được tìm thấy trên thế giới đã tăng gần 10 triệu tấn từ 89 triệu tấn.

Vấn đề ở đây là phải tập trung vào việc chiết xuất và xử lý vật liệu thô. Như dự đoán của ông Worstall, phải mất ít nhất một thập kỷ để lithium của Iran mới ra được thị trường.

Theo Benchmark Mineral Intelligence (BMI), trung bình mất khoảng 4-7 năm để xây dựng một mỏ lithium trong khi chỉ mất có 24 tháng để xây dựng một nhà máy sản xuất pin điện tử.

Mới đây, Mỹ bắt tay xây dựng một mỏ lithium tại bang Nevada. Tuy nhiên, nơi này đã được phát hiện có lithium từ những năm 1970 song phải đến năm 2008 mới được thăm dò, triển khai và cấp phép.

Trước nhu cầu cấp bách về nguyên tố quý, chính quyền Tổng thống Joe Biden và các tập đoàn khổng lồ như GM và Tesla đã đầu tư hàng tỷ USD để thúc đẩy sản xuất và củng cố chuỗi cung ứng lithium, cùng với đất hiếm và kim loại pin như đồng, niken, than chì và coban.

Đầu tuần này, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS dự báo việc Trung Quốc tăng cường khai thác lithium có thể khiến nước này nằm giữ gần 1/3 nguồn cung toàn cầu vào giữa thập kỷ này. Theo UBS, Trung Quốc sẽ khai thác các nguồn tài nguyên ở châu Phi để nâng sản lượng hàng năm lên 705.000 tấn.

Bất chấp nhu cầu tăng cao mà cung chưa đáp ứng đủ, giá lithium cacbonat đã sụt giảm trong những tuần gần đây, giảm khoảng 50% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11/2022.

Điều này có thể trở thành một “món quà” đối với các nhà sản xuất ô tô và sản xuất pin. Vào tháng 4/2022, Giám đốc điều hành Tesla tỷ phú Elon Musk trong một nội dung tweet phàn nàn giá lithium đã tăng đến mức điên rồ, từ 4.450 USD/tấn vào năm 2012 lên 78.000 USD/tấn vào năm 2022.

Trong khi đó, giá lithitum giảm lại khiến các công ty khai thác “méo mặt”, Họ cảnh báo nếu giá hàng hóa giảm quá thấp, họ sẽ không đủ khả năng trả chi phí thăm dò và phát triển. BMI dự đoán rằng ngành công nghiệp lithium sẽ cần đầu tư 42 tỷ USD vào cuối thập kỷ này để đáp ứng nhu cầu.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw