Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh”

LCĐT - Mỗi độ xuân về, lời dạy về Tết trồng cây của Bác Hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959 lại vang lên trong tâm thức những người con đất Việt.

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Phong trào trồng cây mùa xuân đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, là một nét đẹp văn hóa, một mỹ tục trong truyền thống mở đầu một năm mới hanh thông của người Việt. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa to lớn góp phần không nhỏ làm giàu đẹp thêm cho đất nước, cho cuộc sống của mỗi con người, nâng cao hiệu quả kinh tế, làm đẹp cảnh quan môi trường, chống được các thảm họa thiên tai, giảm thiểu tác hại của môi trường đến đời sống Nhân dân. Cây cối còn cung cấp cho chúng ta nguồn tài nguyên phong phú để làm nhà, phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong ngôi nhà của chúng ta và còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới.

Việc trồng cây vào dịp đầu xuân còn phù hợp với truyền thống của nhiều dân tộc vùng nông thôn nước ta, một cách làm rất nhân văn là: Sinh con - trồng cây, con lớn - cây lớn làm nhà cho con, với sự lựa chọn loại cây trồng hợp lý có vòng đời sinh trưởng ngắn có thể khai thác làm nhà. Để phù hợp tình hình kinh tế của mỗi gia đình, nhất là đồng bào vùng cao, vùng nông thôn, chúng ta cần duy trì những mái nhà tranh, các ngôi nhà sàn, nhà dài, của các dân tộc miền núi theo dạng “kiến trúc xanh”, là loại nhà được sử dụng vật liệu có nguồn gốc hữu cơ từ tự nhiên ở xung quanh ta như gỗ, tranh, tre, nứa, lá, cát, sỏi. Chúng ta cần quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản truyền thống kiến trúc dân gian này, một di sản kiến trúc đối với vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng cao do ông cha đã tạo ra qua nhiều đời.

Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh” ảnh 1
Thanh niên Sa Pa trồng cây xanh, tạo cảnh quan.

Xây dựng nhà theo dạng “kiến trúc xanh” không những giảm thiểu kinh phí xây dựng, vì được tạo dựng bằng các loại vật liệu sẵn có xung quanh chúng ta, mà còn phù hợp với môi trường vùng cao. Ngôi nhà đó thường được đặt một cách khéo léo trên nền đất dốc tự nhiên không san gạt, góp phần gìn giữ sinh thái tự nhiên, tạo nên sự hài hòa bền vững. Đa số ngôi nhà dân tộc nằm giữa đại ngàn lộng thoáng, chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên qua hệ thống cửa mở hợp lý. Việc làm mát trong mùa hè được khai thác tối đa bằng hệ thống cửa đón gió và thoát gió. Ngôi nhà còn được chống ẩm, mốc, tiệt trùng bằng biện pháp nâng sàn ở lên cao so với mặt đất tạo luồng không khí đối lưu bên dưới. Vào mùa đông, hệ thống cửa sập kín kết hợp với làm nóng không khí trong nhà bằng bếp lửa rất hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà thường có vườn, tận dụng màu xanh của đại ngàn để làm mát tự nhiên vào mùa hè, che chắn gió bão và tạo ấm vào mùa đông.

Đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, khi chọn vị trí làm nhà bao giờ cũng chọn nguồn nước tại chỗ, được sử dụng với 2 chức năng chính phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Một số dân tộc tận dụng sức nước để sinh sống, sản xuất như làm cối giã gạo, guồng quay. Một số nơi lợi dụng địa hình dốc dẫn nước từ sông, suối về tận nhà, tận nương để sử dụng. Những ngôi nhà truyền thống của các dân tộc trong thực tế đã tạo ra một tiện nghi sống khá tốt, đảm bảo sức khỏe cho con người. Cách sống giản dị và thiết thực của người vùng cao cũng là một cách sống xanh, luôn giữ nét văn hóa Việt là sự gần gũi, ấm áp giao hòa tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà thoáng rộng, gần gũi, hoang dã như thiên nhiên, con người sống ở đó không bị hiệu ứng nhà kính, bụi công nghiệp, tiếng ồn đô thị, giao thông, không bị tổn hao sức khỏe vì hóa chất từ các vật dụng trong nhà. Những mảng xanh của vườn, rừng thực sự là nguồn cấp khí sạch vô tận và thu khí các bon hữu dụng nhất.

Nhân dịp tết trồng cây Xuân Quý Mão - 2023 xin có một vài suy nghĩ ban đầu về Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh”. Đã đến lúc các nhà văn hóa, các nhà kiến trúc phải lên tiếng và tham gia cùng các nhà quản lý vào quy hoạch kiến trúc nông thôn, đặc biệt là vùng cao. Tuy nhiên, chúng ta không chủ trương giữ lại nguyên gốc nhà gỗ, tranh, tre, mà phải có sự cách tân ngôi nhà dân gian, nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà, giữ lại cách sử dụng không gian trong và ngoài ngôi nhà phù hợp với tâm lý, tính cách, phong tục của con người miền núi và nông thôn, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở vùng nông thôn trong chiến lược phát triển nông thôn mới đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw