Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh”

LCĐT - Mỗi độ xuân về, lời dạy về Tết trồng cây của Bác Hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959 lại vang lên trong tâm thức những người con đất Việt.

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Phong trào trồng cây mùa xuân đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, là một nét đẹp văn hóa, một mỹ tục trong truyền thống mở đầu một năm mới hanh thông của người Việt. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa to lớn góp phần không nhỏ làm giàu đẹp thêm cho đất nước, cho cuộc sống của mỗi con người, nâng cao hiệu quả kinh tế, làm đẹp cảnh quan môi trường, chống được các thảm họa thiên tai, giảm thiểu tác hại của môi trường đến đời sống Nhân dân. Cây cối còn cung cấp cho chúng ta nguồn tài nguyên phong phú để làm nhà, phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong ngôi nhà của chúng ta và còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới.

Việc trồng cây vào dịp đầu xuân còn phù hợp với truyền thống của nhiều dân tộc vùng nông thôn nước ta, một cách làm rất nhân văn là: Sinh con - trồng cây, con lớn - cây lớn làm nhà cho con, với sự lựa chọn loại cây trồng hợp lý có vòng đời sinh trưởng ngắn có thể khai thác làm nhà. Để phù hợp tình hình kinh tế của mỗi gia đình, nhất là đồng bào vùng cao, vùng nông thôn, chúng ta cần duy trì những mái nhà tranh, các ngôi nhà sàn, nhà dài, của các dân tộc miền núi theo dạng “kiến trúc xanh”, là loại nhà được sử dụng vật liệu có nguồn gốc hữu cơ từ tự nhiên ở xung quanh ta như gỗ, tranh, tre, nứa, lá, cát, sỏi. Chúng ta cần quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản truyền thống kiến trúc dân gian này, một di sản kiến trúc đối với vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng cao do ông cha đã tạo ra qua nhiều đời.

Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh” ảnh 1
Thanh niên Sa Pa trồng cây xanh, tạo cảnh quan.

Xây dựng nhà theo dạng “kiến trúc xanh” không những giảm thiểu kinh phí xây dựng, vì được tạo dựng bằng các loại vật liệu sẵn có xung quanh chúng ta, mà còn phù hợp với môi trường vùng cao. Ngôi nhà đó thường được đặt một cách khéo léo trên nền đất dốc tự nhiên không san gạt, góp phần gìn giữ sinh thái tự nhiên, tạo nên sự hài hòa bền vững. Đa số ngôi nhà dân tộc nằm giữa đại ngàn lộng thoáng, chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên qua hệ thống cửa mở hợp lý. Việc làm mát trong mùa hè được khai thác tối đa bằng hệ thống cửa đón gió và thoát gió. Ngôi nhà còn được chống ẩm, mốc, tiệt trùng bằng biện pháp nâng sàn ở lên cao so với mặt đất tạo luồng không khí đối lưu bên dưới. Vào mùa đông, hệ thống cửa sập kín kết hợp với làm nóng không khí trong nhà bằng bếp lửa rất hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà thường có vườn, tận dụng màu xanh của đại ngàn để làm mát tự nhiên vào mùa hè, che chắn gió bão và tạo ấm vào mùa đông.

Đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, khi chọn vị trí làm nhà bao giờ cũng chọn nguồn nước tại chỗ, được sử dụng với 2 chức năng chính phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Một số dân tộc tận dụng sức nước để sinh sống, sản xuất như làm cối giã gạo, guồng quay. Một số nơi lợi dụng địa hình dốc dẫn nước từ sông, suối về tận nhà, tận nương để sử dụng. Những ngôi nhà truyền thống của các dân tộc trong thực tế đã tạo ra một tiện nghi sống khá tốt, đảm bảo sức khỏe cho con người. Cách sống giản dị và thiết thực của người vùng cao cũng là một cách sống xanh, luôn giữ nét văn hóa Việt là sự gần gũi, ấm áp giao hòa tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà thoáng rộng, gần gũi, hoang dã như thiên nhiên, con người sống ở đó không bị hiệu ứng nhà kính, bụi công nghiệp, tiếng ồn đô thị, giao thông, không bị tổn hao sức khỏe vì hóa chất từ các vật dụng trong nhà. Những mảng xanh của vườn, rừng thực sự là nguồn cấp khí sạch vô tận và thu khí các bon hữu dụng nhất.

Nhân dịp tết trồng cây Xuân Quý Mão - 2023 xin có một vài suy nghĩ ban đầu về Tết trồng cây gắn với “kiến trúc xanh”. Đã đến lúc các nhà văn hóa, các nhà kiến trúc phải lên tiếng và tham gia cùng các nhà quản lý vào quy hoạch kiến trúc nông thôn, đặc biệt là vùng cao. Tuy nhiên, chúng ta không chủ trương giữ lại nguyên gốc nhà gỗ, tranh, tre, mà phải có sự cách tân ngôi nhà dân gian, nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà, giữ lại cách sử dụng không gian trong và ngoài ngôi nhà phù hợp với tâm lý, tính cách, phong tục của con người miền núi và nông thôn, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở vùng nông thôn trong chiến lược phát triển nông thôn mới đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw