EU giảm lệ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, xuất khẩu khí đốt của Ai Cập tăng vọt

Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, nhưng giờ đây EU đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trong bối cảnh đó, vai trò của Ai Cập được đặc biệt coi trọng, giúp doanh thu xuất khẩu khí đốt của nước này tăng vọt.

Một cơ sở lọc dầu tại Ai Cập.
Một cơ sở lọc dầu tại Ai Cập. 

Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn báo cáo của Trung tâm hỗ trợ quyết định và thông tin của chính phủ (IDSC) ngày 25/9 cho hay, Ai Cập đã chứng kiến một bước nhảy vọt chưa từng có trong tăng trưởng doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên, gấp 13 lần trong 8 năm qua.

Báo cáo của IDSC cho hay doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Ai Cập đạt 8 tỷ USD trong năm tài chính 2021/2022, tăng từ mức 0,6 tỷ USD trong năm tài chính 2013/2014.

Xuất khẩu LNG và khí đốt tự nhiên của Ai Cập cũng đã tăng 4 lần trong 8 năm qua, từ mức 1,9 triệu tấn lên 7,2 triệu tấn. Cũng trong cùng khoảng thời gian này, quốc gia Bắc Phi đã ký hơn 100 thỏa thuận với các công ty quốc tế liên quan tới việc khai thác khí đốt và xăng dầu với giá trị đầu tư tối thiểu là 22 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Ai Cập đã đạt 69,2 tỷ m3 vào năm tài chính 2021/2022 so với 41,6 tỷ m3 của năm tài chính 2015/2016, tăng 66,3%.

Sau khi đảm bảo tự cung cấp khí đốt tự nhiên vào năm 2018, Ai Cập có kế hoạch sử dụng vị trí ở ngưỡng cửa châu Âu để trở thành nhà cung cấp LNG chính cho lục địa này, trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng hối thúc quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Sau những phát hiện liên quan tới mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ Zohr ở Địa Trung Hải, quốc gia Bắc Phi này cũng có tham vọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu, giúp lục địa này giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.

Nguồn xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Ai Cập đặc biệt được coi trọng trong hoàn cảnh các nước châu Âu mong muốn đa dạng hóa các nguồn năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vốn chiếm khoảng 45% nhập khẩu của lục địa này vào năm 2021.

Ai Cập sở hữu cơ sở hạ tầng vận chuyển và xử lý khí tự nhiên tương đối đầy đủ với mạng lưới đường ống dài 7.000 km, mạng lưới phân phối dài 31.000 km với 29 nhà máy xử lý khí cũng như 2 cơ sở LNG ở nhà máy Idku và Damietta. Báo cáo của IDSC cũng cho biết Ai Cập đứng đầu thế giới về tỷ lệ phần trăm tăng trưởng cao nhất trong xuất khẩu LNG.

Trong tháng 8 vừa qua, Chính phủ Ai Cập đã thông qua kế hoạch tìm cách tiết kiệm 15% lượng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện, nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu và mang lại nguồn thu ngoại tệ nhiều hơn, trong bối cảnh giá dầu và các hàng hóa cơ bản tăng vọt.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw