"Kỹ sư" của làng

LCĐT - Không có điều kiện để học nghề, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Lương Văn Xuân, sinh năm 1990, thôn Trang Nùng, xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) làm phụ hồ xây dựng. Cơ duyên được tiếp cận với một số máy móc hiện đại đã thôi thúc anh sau này trở thành một chủ xưởng sản xuất cơ khí có tiếng.

"Kỹ sư" của làng ảnh 1
Anh Lương Văn Xuân và những sản phẩm chuẩn bị xuất bán ra thị trường.

Khởi nghiệp thất bại

Đến thôn Trang Nùng, hỏi đường vào nhà anh Lương Văn Xuân, người phụ nữ trung niên bán tạp hóa bên Quốc lộ 70 dẫn chúng tôi đến tận nơi, chị bảo: Cậu Xuân này giỏi lắm, trong thôn chúng tôi hay gọi cậu ấy là “kỹ sư” của làng.

Khu xưởng sản xuất rộng cả nghìn mét vuông, ngày cuối tuần công nhân vẫn miệt mài sản xuất, cạnh đó là khu tập kết các loại máy được đóng gói cẩn thận chuẩn bị bàn giao cho bên vận chuyển. Thấy khách đến, anh Xuân nghỉ tay pha ấm trà thơm, giữa tiếng ồn ào của máy móc, anh kể cho chúng tôi nghe về con đường khởi nghiệp đầy gian nan, thử thách.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Xuân quyết định đi làm phụ hồ với mức lương khi đó là 500.000 đồng/tháng. Nghe nói lương phụ hồ ở Trung Quốc cao hơn nhiều nên anh Xuân cùng bạn qua bên kia biên giới làm thuê. Trong quá trình làm phụ hồ ở các công trình xây dựng bên Trung Quốc, anh Xuân để ý thấy ở đây có rất nhiều máy móc, thiết bị, công cụ rất hữu ích, tiện lợi như máy uốn sắt cầm tay, máy cắt gạch... giúp nâng cao năng suất lao động. Lúc này, anh có ý tưởng rủ bạn nhập các máy này về bán tại Lào Cai.

Nghĩ là làm, hai người bạn góp vốn để nhập vài chiếc máy đơn giản đem về chào bán cho các công trình xây dựng với suy nghĩ sớm trở thành “kho sỉ máy cơ khí”. Nhưng mọi chuyện không hề đơn giản, suốt thời gian dài đi chào bán ở khắp các công trường xây dựng nhưng không ai mua, anh Xuân cùng người bạn về cả Hà Nội để bán hàng rồi cũng thất bại. Cạn vốn, mệt mỏi, chán nản, con đường khởi nghiệp của hai thanh niên trẻ cũng dừng lại tại đây. Trong thời gian chờ được nhận làm thuê, anh Xuân đã chụp ảnh, quay video rồi chèn số điện thoại vào các hình ảnh đăng lên Youtube làm kỷ niệm để sau này nhớ về thời điểm đã từng khởi nghiệp thất bại như thế.

Sản xuất thành công nhiều thiết bị cơ khí

Sau lần khởi nghiệp thất bại, anh Xuân trải qua đủ nghề để nuôi sống bản thân và phụ giúp kinh tế cho mẹ già. Đến năm 2014, anh Xuân bỗng nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi về những chiếc máy đăng trên Youtube thời gian trước và anh quyết định trở lại với nghề buôn bán máy móc phục vụ các công trình xây dựng. Từ năm 2015 - 2016 là thời điểm bán hàng tốt nhất khi anh tận dụng lợi thế của mạng xã hội để quảng bá sản phẩm.

Thế rồi cũng đến lúc thị trường dần bão hòa, cạnh tranh gay gắt, anh Lương Văn Xuân nghĩ đã đến lúc bản thân phải chủ động nguồn cung, nghĩa là tự mình sản xuất cung cấp cho thị trường. Con đường mới mẻ, đầy gian nan thử thách bắt đầu từ đây.

Thiết bị đầu tiên anh Lương Văn Xuân sản xuất thành công là bàn bẻ đai sắt cầm tay (năm 2019). Điểm khác biệt từ sản phẩm của anh là tạo ra những vòng đai sắt đa dạng, nhỏ gọn. Sản phẩm sau khi ra đời được anh Xuân quay video hướng dẫn sử dụng trên Youtube, bất ngờ chỉ trong vài ngày lượt view tăng vọt, đến nay video đạt 3,5 triệu view. Kênh Youtube của anh Lương Văn Xuân có gần 56 ngàn lượt người theo dõi, là niềm mơ ước đối với một kênh chuyên về đồ cơ khí thủ công.

Sản phẩm mà anh Xuân tâm đắc nhất gần đây do tự mình sáng chế là bàn cắt gạch men đa năng, ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là cắt được gạch ở góc 45o với độ chính xác cao. Sản phẩm của xưởng anh giờ đây khá phong phú với vam, bàn bẻ sắt cây, xe kẹp đá, kẹp bê tông bó vỉa, thiết bị kẹp bê tông bằng tay, máy thủy lực, vòm gội đầu dưỡng sinh...

Anh Lương Văn Xuân chia sẻ: Mỗi một sản phẩm mới của xưởng đều không dễ nhận được sự đón nhận ngay lập tức của khách hàng mà anh phải chào mời khắp các công trình, kiên trì chụp ảnh, quay video đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút khách.

Đến nay, lợi nhuận của cơ sở sản xuất đã ổn định ở mức 400 - 500 triệu đồng/năm; xưởng cơ khí tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 20 công nhân, cao điểm 50 - 60 công nhân và thu hút 20 - 30 cộng tác viên bán hàng. Các sản phẩm máy cơ khí, thiết bị công trình của anh có mặt ở nhiều sàn thương mại điện tử với lượng khách hàng ổn định.

Khởi nghiệp cả một quãng thời gian dài mới đi tới thành công, hiện anh Lương Văn Xuân là một trong những thanh niên tiêu biểu của tỉnh trong phong trào tuổi trẻ sáng tạo, chuyển đổi số góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm cho lao động địa phương. Thông điệp mà anh Lương Văn Xuân muốn gửi đến các bạn trẻ là phải kiên trì, không ngừng học hỏi và quan trọng hơn nữa là không được phép đầu hàng trước khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

fb yt zl tw