Engie xây nhà máy sản xuất hydro sạch lớn nhất thế giới tại Australia

Dự án Yuri tổng kinh phí 61 triệu USD, là một phần trong kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy lớn hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng sạch, với quy mô đủ để xuất khẩu.

Ngày 16/9, tập đoàn năng lượng Engie của Pháp công bố một dự án sản xuất nhiên liệu hydro xanh với tổng kinh phí 87 triệu AUD (61 triệu USD), đặt tại vùng Pilbara của bang Tây Australia.

Dự án mang tên Yuri sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Australia (ARENA) và Tập đoàn thương mại Mitsui của Nhật Bản.

Giám đốc chi nhánh Engie tại Australia, Andrew Hyland, cho biết dự án Yuri là một phần trong kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy lớn hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng sạch, với quy mô đủ để xuất khẩu.

Dự án cũng đại diện cho cam kết đầu tiên của Canberra phát triển một cơ sở sản xuất nhiên liệu hydro có quy mô công nghiệp, giúp Australia nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội mới, trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng sạch của thế giới.

Dự án sẽ bao gồm triển khai xây dựng một máy điện phân 10 MW sử dụng nguồn năng lượng 18 MW từ điện Mặt Trời và được hỗ trợ bởi hệ thống pin lithium-ion 8 MW.

Máy điện phân có khả năng sản xuất tới 640 tấn khí hydro/năm và được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất amoniac của nhà máy phân bón lớn nhất Australia, Yara, ở gần khu vực Karratha của bang Tây Australia. Dự án sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 11 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Dự án Yuri là một trong số hàng chục dự án đã được đề xuất trên khắp Australia, trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu năng lượng sạch mới.

Vào tháng 5/2022, trong khuôn khổ đợt đầu tư đầu tiên trị giá 103,3 triệu AUD của ARENA dành cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo lớn hơn 5MW, dự án Yuri đã lọt vào danh sách nhận tài trợ cùng với 2 dự án khác là dự án sản xuất hydro để hòa vào mạng lưới điện ở bang Tây Australia và dự án Australian Gas Networks có mục tiêu sản xuất hydro để hòa vào mạng lưới điện ở thành phố Wodonga của bang Victoria.

Thông tin từ Engie cho biết ARENA sẽ đầu tư 47,5 triệu AUD cho dự án Yuri thông qua Quỹ Triển khai nguồn năng lượng hydro tái tạo do chính phủ Australia rót vốn. Ngoài ra, dự án cũng sẽ nhận được một khoản đầu tư khác, trị giá 2 triệu AUD, từ Quỹ hydro tái tạo của chính quyền bang Tây Australia.

Về phía Tập đoàn Mitsui, đối tác lâu năm của Engie tại Australia, tập đoàn này đã thông báo đồng ý mua lại 28% cổ phần của công ty liên doanh vận hành dự án.

Giám đốc điều hành ARENA Darren Miller tuyên bố Yuri là dự án sản xuất nguồn hydro tái tạo quan trọng đầu tiên của Australia và là một trong những dự án lớn nhất trên thế giới cho đến nay. Ông Miller cho biết sản xuất amoniac tiêu tốn rất nhiều năng lượng và phát thải khoảng 500 triệu tấn CO2 trên thế giới mỗi năm, chiếm khoảng 1,8% lượng khí thải CO2 toàn cầu và có quy mô tương tự ngành hàng không. Do đó, việc sử dụng hydro tái tạo để sản xuất phân bón là rất quan trọng, qua đó giúp giảm đáng kể lượng khí thải trong những ngành công nghiệp được đánh giá là phát thải nhiều nhất và khó giảm phát thải nhất.

Ngoài ra, dự án Yuri sẽ là tiền đề để Australia hiện thực hóa tham vọng trở thành nhà cung cấp năng lượng sạch và nhiên liệu không phát thải tiên phong cho thế giới, hỗ trợ mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tháng 9/2021, Chính phủ Australia đã công bố kế hoạch đầu tư mới gần 500 triệu AUD cho ngành công nghiệp hydro sạch quốc gia, hướng tới trở thành một trong các nhà xuất khẩu hydro hàng đầu cho các thị trường châu Á vào năm 2030 và đưa chi phí sản xuất hydro xuống dưới 2 AUD/kg.

Trước đó, Canberra cũng đã ban hành chiến lược quốc gia để tăng tốc ngành công nghiệp này và công bố kế hoạch phát triển một ngành công nghiệp xuất khẩu khí hydro, tạo ra khoảng 8.000 việc làm và 11 tỷ AUD doanh thu vào năm 2050./.

Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw