Kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

LCĐT - Ngày mai (6/9), tại Ninh Bình sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972).

Ngày 16/11/1972, tại kỳ họp lần thứ 17 diễn ra ở Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là Công ước quốc tế duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, có ảnh hưởng sâu rộng nhất, được các quốc gia thành viên nghiên cứu áp dụng trong việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

Đến năm 2020, đã có 194 quốc gia phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này. Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước từ ngày 19/10/1987.

Kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An - Ninh Bình.

Từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam đã có 8 di sản văn hóa, thiên nhiên và hỗn hợp được ghi vào Danh mục di sản thế giới. Cũng từ sau thời điểm 1987, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, thể hiện qua hệ thống pháp luật về di sản văn hóa được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước, bộ máy quản lý di sản thế giới từ trung ương đến địa phương đang được củng cố, các nguồn lực để bảo vệ di sản thế giới được ưu tiên, huy động tối đa, đồng thời luôn tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để bảo vệ di sản thế giới...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá, các di sản thế giới tại Việt Nam đóng góp hiệu quả, tích cực vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm tại địa phương, cộng đồng, góp phần phát triển du lịch, thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, truyền thống của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới nói riêng, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn hoàn thành tốt, chất lượng các nghĩa vụ thành viên, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao.

Theo đó, việc tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 thể hiện vai trò, đóng góp, trách nhiệm của Việt Nam, cùng cộng đồng quốc tế tôn vinh, phát huy hơn nữa giá trị của Công ước đặc biệt quan trọng này, quảng bá rộng rãi những thành tựu của Việt Nam trong bảo tồn và phát huy di sản thế giới tới các nước thành viên UNESCO và đông đảo cộng đồng quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế UNESCO, cụ thể hóa các biện pháp triển khai thực hiện Bản Ghi nhớ hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện thuận lợi Việt Nam ứng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, tăng cường hơn nữa hợp tác Việt Nam -UNESCO trong thời gian sắp tới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm sẽ có các hoạt động phụ trợ gồm: Triển lãm ảnh về di sản thế giới với nội dung giới thiệu các bức ảnh đẹp về các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, góp phần quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, khách du lịch trong và ngoài nước; chiếu phim ngắn giới thiệu các khu di sản, kinh nghiệm, điển hình hay trong công tác bảo tồn và phát huy di sản thế giới tại Việt Nam; trao giải vẽ tranh về di sản…

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cho con tình yêu với đàn piano

Cho con tình yêu với đàn piano

Những năm gần đây, các trung tâm năng khiếu dành cho trẻ em nở rộ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều cha mẹ đã đăng ký cho con mình theo học các lớp nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, nhảy…, trong đó đàn piano là một loại nhạc cụ được nhiều học sinh yêu thích và chọn theo học.

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Liên quan đến hàng loạt “nút thắt”, thậm chí đã kéo dài nhiều năm, tại cuộc họp báo kỳ quý I/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã trả lời báo chí về những vấn đề “nóng” của ngành đang được dư luận quan tâm.

Trao đổi kinh nghiệm khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền phục vụ xuất bản

Trao đổi kinh nghiệm khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền phục vụ xuất bản

Hoạt động của các nhà xuất bản có liên quan chặt chẽ đến công tác khai thác, sử dụng hình ảnh cho việc xuất bản, in ấn các xuất bản phẩm, do vậy việc trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khai thác và sử dụng hình ảnh có bản quyền cho đội ngũ làm việc trong môi trường xuất bản là một việc làm hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử

Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng

Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội và thành phố Huế

Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội và thành phố Huế

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 tại Hà Nội và thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

fb yt zl tw