Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát: Các triệu chứng cần lưu ý

Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu. Các triệu chứng của bệnh này khá giống với bệnh đậu mùa.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm thường phổ biến ở vùng Tây hoặc Trung Phi. Tuy nhiên, gần đây các ca bệnh đã xuất hiện tại các nước châu Âu và nhiều nước khác.

Tính đến ngày 21/5, có gần 100 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi mắc bệnh này tại 12 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – những nơi thường không ghi nhân căn bệnh này.

Các chuyên gia cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người này đến người khác thông qua tiếp xúc gần, kể cả qua đường tình dục.

Ngoài ra, bệnh đậu mùa ở khỉ cũng có thể lây lan qua tiếp xúc gần với da của người bệnh hoặc qua việc chạm vào quần áo, khăn tắm hoặc giường của người bị bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Khác với bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần chú ý bao gồm:

• Sốt

• Đau đầu

• Đau nhức cơ

• Đau lưng

• Sưng hạch bạch huyết

• Ớn lạnh

• Kiệt sức

Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm bệnh đến khi phát triệu chứng) là 7-14 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 - 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trong vòng 1 - 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban, thường bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Có một số biện pháp để ngăn ngừa nhiễm virus đậu mùa khỉ:

- Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa virus (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

- Tránh tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh.

- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.

- Sử dụng đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Xã Cốc San là địa phương vùng ven của thành phố Lào Cai đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Xã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và việc chuyển đổi số đang được cán bộ và người dân tích cực thực hiện.

Xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện

Xếp hạng chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện

Ngày 3/4, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 684/QĐ-UBND phê duyệt kết quả xếp hạng mức độ chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện năm 2023.

fb yt zl tw